Phân tích các nhân vật chú Năm, chị Chiến, Việt để thấy được một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ lớp người đi trước đến thế hệ sau.

Thứ hai - 27/04/2020 11:49
Có ý kiến cho rằng trong thiên truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi của đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ lớp người đi trước đến thế hệ sau. Phân tích các nhân vật chú Năm, chị Chiến, Việt để thấy được điều đó.
BÀI LÀM
Truyện ngắn được đặt trong một bối cảnh khác thường: đất nước chìm trong chiến tranh. Gia đình Việt cũng giống như mọi gia đình Nam Bộ khác khi cùng chịu những đau thương mất mát: ông nội Việt bị lính tổng phòng bắn vào giữa bụng, cha Việt bị giặc Mỹ chặt đầu, má Việt từng phải đi đòi lại đầu chồng sau rồi má cũng bị giết hại. Hai chị em được chú Năm nuôi dưỡng và họ đã vượt lên những đau thương mất mát để gắn bó với gia đình và rèn luyện lòng căm thù giặc sâu sắc.- Nếu ví gia đình Việt như một khúc sông thì mỗi thành viên đều góp phẩn bổi đắp cho dòng sông gia đình mà hai chị em Chiến, Việt là "khúc sông sau” nhưng lại là khúc sông đi xa nhất, là niềm tự hào của chú Năm.


Nhân vật chú Năm:
Trong dòng sông truyền thống gia đình này, chú Năm là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình. Đây là một . người nông dân Nam Bộ yêu cuộc sống, gắn bó với quê hương đồng ruộng. Trong hổi ức của Việt thì chú Năm là người “đi đây đó nhiều, ham sông ham biển” nên có cái tâm hồn phóng khoáng, bộc trực. Chú là người lao động chất phác, gắn bó với mảnh đất quê hương bằng những câu hò điệu lý. Chú Năm hò không hay, chú chỉ cất giọng hò khi kể về sự tích gia đình. Những lúc đó, chú làm như chính Việt mới là nơi cụ thể để chú gửi gắm tâm. tình. Theo từng hình ảnh liên tưởng của chú Năm, có khi Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội, khí thì Việt thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười. Giọng hò của chú lôi cuốn kì lạ “kéo dài từng tiếng một rồi vỡ ra, nhắn nhủ tha thiết, cuối cùng ngắt lại như lời thề dữ dội”. Trong điệu hò đó có cả cái gắn bó ngàn đời của người dận Nam Bộ với nơi chôn rau cắt rốn của mình, có cả cái nhiệt huyết sục sôi sẵn sàng bảo vệ mảnh đật đó bằng mọi giá và quan trọng hơn, nó. có tác dụng thúc đẩy chị em Việt lên đường đánh Mỹ bảo vệ quê hương.

Chú Năm cũng là người có tình cảm nhân hậu, luôn tự hào về truyền thống gia đình mình.

Chú hay kể sự tích gia đình. Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình với một nét chữ “lọng cọng”, lời văn giản dị, mộc mạc. Cuốn sổ là bằng chứng nóng hổi về tội ác của kẻ thù và sự kiên cường dũng cảm và chiến công của gia đình, Cuốn sổ là một kiểu gia phả, một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống gia đình mà chú mong muốn hai chị em Việt kế thừa và sống cho đúng nghĩa. Việc chú Năm giao cuốn sổ cho Chiến và Việt khẳng định hai chị em đã trưởng thành để gánh vác trách nhiệm, đồng thời cũng gửi gắm niềm tin vào hai chị em - khúc sông sau đầy mạnh mẽ của dòng sông truyền thống gia đình. Hình ảnh chú Năm gợi ta liên tưởng đến cụ Mết trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Cũng như già làng Mết, kể về cuộc đời Tnú với tất cả sự tự hào để con cháu mai sau cùng ghi nhớ mà noi theo, chú Năm lưu giữ truyền thống gia đình Cách mạng với tất cả sự nâng niu, quý trọng và đầy tự hào vào cuốn sổ đó.

Chú Năm cũng là một ông già Nam Bộ am hiểu đạo lý, cái đạo lý xuất phát từ lịch sử đấu tranh của gia đình. Câu nói của chú giản dị mà chứa đựng triết lý sâu xa: “Chú thường ví chuyện gia đình ta cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó... Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng đổ về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Gia đình Việt cũng giống như mọi gia đình Nam Bộ khác, cũng là những dòng sông đổ vào biển lớn của dân tộc. Câu nói khơi dậy niềm tự hào dân tộc khi nhắc nhở thế hệ Việt phải biết giữ gìn, trân trọng và tiếp nối truyền thống quý báu ngàn đời của cha ông ta.

Chú Năm là một người tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. Chú đã đồng ý cho hai chị em Chiến, Việt ra trận kèm theo lời căn dặn: “Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”... Tình yêu nước của chú Năm cũng phảng phất tinh thần trượng nghĩa, bộc trực, khẳng khái của người dân Nam Bộ.

Nếu chú Năm là khúc sông thượng nguồn trong dòng sông truyền thống của gia đình thì hai chị em Chiến và Việt là “khúc sông sau” nhưng lại là khúc sông đi xa nhất. Cả hai chị em đều được sinh ra trong một gia đình có nhiều hi sinh mất mát: cha bị Tây chặt đầu, má bị đại bác Mỹ bắn chết, hai chị em cùng xung phong nhập ngũ, cùng được ra trận. Tuy vậy hai chị em vẫn có những nét tính cách riêng không lặp lại.

Chị Chiến: Chiến mới 19 tuổi, ngoại hình có nhiều nét giống má đến mức khi Việt nhìn chị, Việt thấy luôn hình ảnh của má: “đôi bắp tay tròn vo sạm đỏ màu chạy nắng”, “thân người to chắc nịch”, bước đi bịch bịch và cũng hay “trở mình cựa mình”, nghĩ ngợi lung lắm. Những người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Thi đa phần đều là những người khỏe mạnh về thể chất để có thể gánh vác được công việc. Chiến là bản sao của má và ngoại hình Chiến cũng cho thấy một con người gánh vác, lo toan cho gia đình.

Qua dòng hồi tưởng của Việt, chị Chiến có nhiều nét tính cách giống má. Trong một đoạn văn ngắn thể hiện cuộc đối thoại, giữa hai chị em trong đêm trước ngày đi bộ đội, đã có tới ba lần, Việt cảm thấy chị Chiến của mình “giống in hệt má”. Dù Chiến không hay “thở dài”, không “kêu thằng út dậy đi đái”, không bẻ tay rồi đập vào vế than mỏi nhưng Chiến hay “hứ 1 cái cóc”, cũng thường “nằm trên giường với thằng út em và từ trong buồng nói với ra” bằng cái giọng “rành rọt” “tiếng nào ra tiếng nấy” đến mức Việt thấy chị “nói nghe in như má vậy”. Chính Chiến cũng thấy mình hòa vào với má: “nếu má còn sống chắc má cũng tính vậy nên tao tính vậy”. Con đường mà chị em Việt, Chiến đang đi để khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm cũng là “con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác”. Như vậy, trong dòng sông truyền thống của gia đình, má là khúc sông trước, Chiến là khúc sông sau. Má Việt chết nhưng hình ảnh của má vẫn hiện hữu nơi chị Chiến càng làm cho Việt thương má và chị nhiều hơn.

Chiến cũng là một người chị biết thương yêu, nhường nhịn các em và đảm đang chu toàn mọi việc. Chị Chiến nhường Việt từ công bắt ếch đến vết đạn bắn tàu Mỹ trên sông Định Thủy (duy có việc giành nhau đi bộ đội là chị quyết không nhường). Đêm trước đi bộ đội, Chiến lo lắng, sắp xếp chu đáo việc nhà: chị cắt đặt việc đưa thằng út và bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm, việc cho xã mượn nhà mở trường học và cả việc giao lại ruộng đất cho cô bác khác. Là người chị lớn trong gia đình mà ba má đều đã hi sinh, Chiến như trưởng thành hơn, đến mức chú Năm phải khen: “Khôn. Việc nhà nó thu xếp gọn được thì việc nước nó mở rộng được. Gọn bề gia thất, đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc kì này khôn hơn các chú kì trước”.

Có ý kiến cho rằng, nhân vật Việt và Chiến tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Ở Chiến, ta bắt gặp một cô gái trẻ tuổi nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm đánh giặc cứu nước trả thù cho ba má. Là phận gái nhưng Chiến quyết kí đơn tòng quân - đây là việc duy nhất Chiến không nhường em. Khi chú Năm căn dặn “Thù cha mẹ chưa trả mà trốn về thì chú chặt đầu” thì Chiến chỉ nói với Việt một câu: “đã làm thân con gái ra đi tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Lòng yêu gia đình hòa lẫn trong lòng yêu nước và được thể hiện qua một câu nói giản dị, thẳng thắn mang đặc trưng tính cách con người Nam Bộ. Ta bắt gặp hình ảnh của chị út Tịch trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” ở ý chí quyết tâm cao độ qua một câu nói: “Còn cái đai quần tao cũng đánh”, hay hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao, Phương Định trên cứ điểm ác liệt của Trường Sơn với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Tóm lại: Ở Chiến toát lên vẻ đẹp đặc trưng của người con gái sông nước Nam Bộ và vẻ đẹp anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Việt: chưa tròn 18, nên còn mang tâm lý hồn nhiên, ngây thơ, hiếu thắng của tuổi mới lớn. Tuy vậy nhân vật này cũng là người rất nhạy cảm và giàu lòng thương yêu gia đình mình.

Nếu Chiến nhường em bao nhiêu thì Việt lại tranh giành với chị bấy nhiêu. Việt giành từ công bắt ếch đến vết đạn bắn trên sông Định Thủy, giành từ việc ghi tên tòng quân đến việc so sánh “mình đứng đâu có thua chị, mặc dù tóc chị có cao hơn mình một chút thật”. Đó là nét tính cách đáng yêu, rất trẻ con của chàng trai này.
Tính hổn nhiên, vô ưu vô lo của Việt được thể hiện rõ nhất trong đêm cuối cùng trước khi lên đường nhập ngũ. Nếu chị Chiến “suy nghĩ lung lắm” thì Việt “lăn kềnh ra vẫn ngủ khì khì”, lúc lại “chụp một con đom đóm trong long bàn tay” rồi cuối cùng “ngủ quên lúc nào không biết”. Có bao nhiêu việc, Việt đều phó thác cho chị. Đi bộ đội, đánh giặc bằng súng tự động, Việt vẫn mang theo hành trang là cái ná thun của tuổi thơ. Việt còn biến mối quan hệ đồng chí thành mối quan hệ gia đình khi coi anh Tánh và những người đồng chí của mình như anh em ruột thịt. Khi bị thương nằm lại giữa chiến trường, Việt không hề sợ hãi khi cận kề cái chết nhưng lại rất sợ ma. Mới nghĩ đến “con ma cụt đầu”“thằng chỏng thụt lưỡi”, Việt đã “thở dốc”, Việt như bé lại, ao ước được má xoa đầu, ao ước được gặp anh Tánh, được “níu lấy chân chị Chiến”. Những chi tiết này khiến cho hình ảnh người chiến sĩ Việt trở nên gần gũi, hồn nhiên chứ không mang những nét kiêu hùng tráng lệ thường thấy.

Cũng giống như chị Chiến, Việt cũng một lòng hướng về gia đình mình. Bên cạnh vẻ ngoài vô ưu vô lo là một trái tim nhân hậu, một tâm hồn nhạy cảm. Khi hướng về má, trong đêm cuối cùng trước khi lên đường nhập ngũ, trong Việt dâng lên một sự cảm động, thành kính, thiêng liêng. “Cả chị và em cùng nhớ đến má. Hình như má cũng về đâu đây. Má biến theo ánh đom đóm trên nóc nhà hay đang ngồi dựa vào mấy thúng lúa mà cầm nón quạt? Đêm nay, dễ gì má vắng mặt”. Trong tình cảm của Việt, mà dù đã khuất nhưng vẫn luôn hiện diện đâu đây, luôn ở bên, dõi theo từng bước đi, từng sự trưởng thành của hai chị em. Lời khấn thầm "Nào đưa má sang tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về” không chỉ thành kính thiêng liêng mà còn bộc lộ sự gắn bó sâu sắc hài hoà giữa tình cảm gia đình và tình đất nước. Chi tiết hai chị em dời bàn thờ má sang gửi bên nhà chú cho thấy tình cảm thiết tha đối với cội nguồn, với bậc sinh thành. Việt ra trận không chỉ bằng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, bằng mối thù giặc lớn lao mà còn bằng những truyền thống tâm linh, bằng những sức mạnh tinh thần. Vừa thương má, Việt cũng thương cả chị Chiến: “Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ”. Tình cảm gia đình là một sợi dây vô hình mà bền chắc, nó gắn kết mọi thành viên lại với nhau và khiến những người như Việt sớm trưởng thành. Không chỉ hướng về gia đình, lòng thương mẹ, thương chị trở thành căn cứ cho lòng căm thù giặc: “Còn mối thù thằng Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”. Có thể thấy, khao khát ra trận diệt giặc chính là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng hiếu thảo trong bối cảnh nước nhà đang bị xâm lược.

Việt cũng là một người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm. Trong đêm ghi tên tòng quân, anh cán bộ huyện đội vừa dứt lời, cả 2 chị em đã “giành nhau chạy lên” để được ghi tên đi bộ đội. Nói như chú Năm, chị em Việt, Chiến đều “1 lòng theo Đảng”. Trước lời căn dặn của chú Năm “Thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu” thì Việt khẳng định “chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị”. Khi đã trở thành chiến sĩ, Việt dũng cảm lập được nhiều chiến công, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch. Và đến khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn-thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thi khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ở trong tư thế chờ tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thi tao củng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. Tỉnh dậy lần thứ tư, nghe tiếng súng đồng đội từ nơi xa, Việt vẫn cố gắng bò về phía đó, cây súng đẩy đi trước hai cùi tay lôi tay của người theo. Dù kiệt sức, Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng: một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và xung quanh cậu, dấu xe bọc thép còn nằm ngang dọc.

Tóm lại: Hình tượng Việt tiêu biểu cho vẻ đẹp anh hùng cách mạng của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh chống Mỹ ác liệt mà cội nguồn vững chãi của lòng yêu nước ấy chính là sự thiết tha gắn bó với gia đình.

Nhà văn Nguyễn Thi đã xây dựng được một hệ thống các nhân vật mang đậm tính cách Nam Bộ với ngôn ngữ phong phú, đặc trưng cho những con người miền sông nước. Tác giả cũng thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động. Truyện ngắn được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại chiến trường. Cách thức trần thuật như thế đã đem đến cho tác phẩm sự tự nhiên, chân thực, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự của thời gian, gợi ra những dòng hồi tưởng, liên tưởng từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật.

Xây dựng các nhân vật chú Năm, Chiến, Việt, Nguyễn Thi chủ ý tạo ra sự nối tiếp thế hệ. Nhà văn coi mỗi nhân vật là một khúc sông trong con sông gia đình, mà mọi dòng sông gia đình trên đất Việt đểu đổ về biển cả đất nước nhằm nêu bật mối quan hệ hài hòa giữa lòng yêu gia đinh với tình yêu quê hương đất nước. Song khác với thế hệ cha chú, Việt và Chiến là những khúc sông sau nhưng vươn xa hơn để thực sự hoà nhập vào biển cả của Đất Nước. Sự thống nhất hài hoà giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc, cùng với sự nối tiếp thế hệ đã làm nên sức mạnh của con người Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Truyện ngắn là câu chuyện của một gia đình, chuyện của những con người giữa bao nhiêu con người cùng thời đại nhưng là cả một thiên lịch sử, một bản anh hùng ca đầy tự hào.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔
Kênh
90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
18win ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ Tài Xỉu Sunwin
 ⇔ 789bet ⇔ ko66
bet88 ⇔ ⇔ 23win
FB88 ⇔  ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
 ⇔ BJ88 ⇔  ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://elpedrallodge.com/ ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://louisvuittonoutletstores.com.co/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://trihoinachantoan.com/ ⇔ 789win
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
https://maxmadesign.com/ ⇔
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây