Phân tích hình tượng người lái đò qua bài tuỳ bút người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Thứ ba - 05/05/2020 10:08
DÀN Ý:
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Hình ảnh Sông Đà làm bối cảnh cho bức chân dung người lái đò:
+ Sông Đà hung bạo thành phông nền và thử thách tuyệt vời cho người lái đò sông Đà xuất hiện. Tầm vóc ông lái đò được đo bằng tầm vóc thiên nhiên dữ dột sông Đà.
+ Tình huống vượt thác: vượt qua trùng vi thạch trận gồm 3 vòng.
Sông Đà Ông lái đÒ
Vòng 1: mặt nước hò la vang dậy, sóng nước đá trái, thúc gối vào bụng hông thuyền, luồng nước bóp lấy hạ bộ người lái đò. Ông đò hai tay giữ mái chèo, cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi, bình tĩnh chỉ huy.
Vòng 2: tăng thêm nhiều cửa tử. Cửa sinh bố trí lệch sang phía tả ngạn.
 
“lái miết một đường chéo”, “tránh mà rảo bơi chèo lên”, “đè sấn lên mà chặt đôi ra”...
Vòng 3: ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó.
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh người lái đò Sông Đà. Giá trị, ý nghĩa.
- Giá trị ý nghĩa.

BÀI LÀM:
Với “Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã dựng hình ảnh một con sông Đà mà ông đã từng muốn trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một nhưng cũng rất đúng nếu nói rằng thiên nhiên ấy cũng chính là kẻ tôn vinh số một giá trị của con người. Phải là không gian của thác ghềnh hiểm trở, của sóng, của gió, của đá, của hiểm ác ghê rợn thì sông Đà mới trở thành phông nền xứng đáng để ông lái đò xuất hiện. Nhà văn đã mở ra một cuộc thủy chiến dữ dội giữa một bên là trận địa đá sông Đà với một bên là người lái đò nhỏ bé, cô độc nhằm tạo nên một khúc tráng ca bất diệt về hình ảnh con người lao động trong cuộc sống mới.

Nhà văn tập trung khắc họa cuộc chiến đấu giáp lá cà giữa người lại đò với thác dữ sông Đà. Nếu người lái đò đơn độc, trong tay chỉ có mái chèo làm võ khí thì thạch trận của sông Đà lại chia làm những lũ đá tướng, đá quân mà mặt hòn nào cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm và hiếu chiến. Cái hiếu chiến của con sông càng trở nên nham hiểm hơn khi chúng chủ động mai phục con thuyền, đặc biệt là ở những đòn cận chiến: “mặt nước hò la vang dậy” ùa vào “bẻ gãy cán chèo võ khí”, “sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền”. Đối diện trước thác lũ có trùng vây thạch trận, ông lái đò không hề nao núng mà vẫn gan dạ, dũng cảm điều khiển con thuyền bằng tất cả bản lĩnh nghề nghiệp của mình: “ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Sóng nước còn dùng đến miếng đòn nham hiểm bậc nhất: “luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ ông lái đò”. Mỗi đòn đánh đều dữ dội, đều hung tợn nhằm hạ gục ông lái đò và con thuyền. Nguyễn Tuân đã khắc họa cảnh cận chiến bằng cái nhìn của một nhà tinh thông quân sự. Dù vô cùng đau đớn nhưng “ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi”. Vết thương của ông đò được miêu tả trong cảm giác "tóe đom đóm” đầy bỏng rát. Con thuyền bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái. Trong cuộc chiến đấu với thác dữ, sau vòng vây thứ nhất, ông đò đã rất nhanh chóng đổi chiến thuật, chuẩn bị cho vòng vây thứ hai.

Ở trùng vi thứ 2: Kẻ địch thay chiến thuật, chúng tăng thêm nhiều cửa tử. Cửa sinh bố trí lệch sang phía tả ngạn, lập lờ, bí hiểm hơn ở trùng vi trước, hòng đánh lừa con thuyền. Nhưng ông đò bằng sự dày dặn kinh nghiệm, đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Ông như một dũng tướng đang thuần phục con ngựa bất kham khi “nắm chặt cái bờm sóng... ông đò ghì cương lái... lái miết một đường chéo về cửa đá ấy” khiến cả bọn đá thủy quân không kịp trở tay, khiến “cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đá tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Sự linh hoạt trong chiến thuật và động tác đã khiến ông đò thực sự như một người nghệ sĩ tài hoa trên sóng nước khi ông “lái miết một đường chéo”, “tránh mà rảo bơi chèo lên”, “đè sấn lên mà chặt đôi ra”... Người nghệ sĩ ấy như đang thăng hoa trong cảm xúc và nghề nghiệp trong môi trường hoàn cảnh sống của mình vậy.

Ở trùng vi thứ 3: ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác. Ông đò như một người chỉ huy dày dạn cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa, giữa đó: “Vút vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng. Thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, ..vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Con thuyền đã vẽ nên một đường uốn lượn rất tài hoa bởi nó được xử lý bằng thể lực, trình độ điêu luyện, bản lĩnh kiên cường cùng sự thăng hoa trên sóng nước Đà giang. Bản hùng ca vượt thác lên đến cao trào với tất cả sự nhanh, mạnh và dứt khoát của chiếc thuyền then đuôi én. Hình ảnh này gợi cho chúng ta nhớ tới câu thơ của Tố Hữu: “Thác bao nhiêu thác cũng qua/ Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời”.

Vẽ đẹp của người lái đò càng nổi bật hơn ở tâm trạng của họ sau mỗi lần vượt thác, nhà văn chuyển giọng với mấy câu tả êm nhẹ thủ thỉ, tâm tình: “Đem ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh. Chả thấy ai bàn thêm 1 lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua”. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội để giành lấy sư sống từ tay những con thác nên cũng “Không có gì là hồi hộp đáng nhớ”. Họ nghĩ như thế. Cái phi thường đã trở thành bình thường trong cuộc sống và cái Đẹp không còn ở những con người “đặc tuyển”, riêng biệt như trước cách mạng tháng Tám nữa, Nguyễn Tuân tìm thấy nó trong chính những con người lao động binh dị nơi đây. Nhà văn lí giải: trên thác hiền ngang một người lái đò Sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà. Sở dĩ ông lái đò có thể chiến thắng được thác dữ là do ông có lòng dũng cảm, có ý chí kiên cường, sự gan dạ, khéo léo, tài hoa trong sử dụng chiến thuật và nhất là nhờ vốn sống, vốn kinh nghiệm phong phú khi nắm chắc được cái quy luật tất yếu của sông Đà.

“Người lái đò sông Đà” vì vậy là khúc tráng ca muôn thuở ca ngợi tư thế tự do của con người trước thiên nhiên. Người xưa vẫn coi “Cưỡi con gió mạnh, đạp đầu sóng dữ” là biểu trưng cho một lý tưởng sống anh hùng. Ông lái đò này dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng chính là con người cưỡi gió đạp sóng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Hình ảnh người lái đò sông Đà vượt thác leo ghềnh khiến ta liên tưởng đến ông già Xantiago một mình đương đầu với đàn cá mập hung dữ giữa đại dương bao la... Tất cả tạo nên bài ca về sức mạnh làm chủ của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Xây dựng nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân sử dụng nghệ thuật của ngôn từ rồi nghệ thuật của hội hoạ, âm nhạc, quân sự, điện ảnh... với những tri thức trong chiến đấu, trong võ thuật với bao nhiêu hiểu biết rộng và sâu khác nữa để khắc hoạ, ngợi ca nhân vật.

Đọc “Người lái đò Sông Đà” suy ngẫm về nhân vật ông đò chúng ta nhớ tới Huấn Cao, hình tượng đặc sắc trong tác phẩm “Chữ người tử tù” một sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Cả 2 đều giống nhau ở chất nghệ sĩ, chất chiến sĩ, vẻ đẹp thăng hoa của con người trong vị trí xã hội, trong công việc cụ thể. Và một nét chung nữa, ông đò cũng như ông Huấn đều rạng ngời phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác đầy sáng tạo bất ngờ trong dùng từ, viết câu và nồng ấm một tình yêu con người, Tuy nhiên, nếu cái Đẹp mà Nguyễn Tuân theo đuổi trước cách mạng tháng Tám là cái đẹp của một thời vang bóng, cái đẹp còn sót lại ở những nhân cách hơn đời, thì sau cách mạng tháng Tám, ông tìm thấy cái đẹp đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, nơi những con người bình dị.

Qua nhân vật người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, vẻ đẹp của con người Tây Bắc. Tác phẩm cũng thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: một ngòi bút tài hoa, uyên bác của con người suốt đời đi tìm cái đẹp.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
https://iwin33.com/ ⇔ https://789bet.kitchen/
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
 ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ 
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ https://iwin20.com/ ⇔
iwin ⇔  ⇔ https://iwin683.com/ ⇔ ko66
 ⇔ bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔  ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ SV66 ⇔
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ 
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây