Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu và Nguyễn Bính để làm sáng tỏ điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình.

Chủ nhật - 19/03/2017 23:42
Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào khi có ý kiến cho rằng: Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình. Hãy phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu và Nguyễn Bính để làm sáng tỏ điều đó.
Ai đó từng nói rằng hoa hồng ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan; loài chim sơn tước ở lại giữa đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca rừng núi. Câu chuyện ấy gọi nhắc trong lòng người đọc nỗi băn khoăn: Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng điệu của riêng mình.
 
Sự đời “thương hải tang điền”, rồi một ngày kia, dòng sông năm tháng sẽ cuốn đi tất cả, những thành quách lâu đài, những kì quan của tạo hoá ... Thế nhưng giữa dòng chảy nghiệt ngã ấy vẫn còn vang vọng tiếng ca say đắm, yêu cuộc đời, yêu con người của Xuân Diệu; lời thở than của “người nhà quê” Nguyễn Bính về những mối tình dang dở, lỡ làng. Họ đã sinh ra và ở lại giữa cuộc đời này nhờ giọng nói riêng của chính mình - nhờ phong cách nghệ thuật đặc sắc và độc đáo.
 
Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự sáng tạo miệt mài không ngừng, không nghỉ. Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia? nếu mỗi người nghệ sĩ đều bằng lòng với những điều có sẵn? Câu chữ mòn sáo, lời văn đơn điệu, quen nhàm. Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái chết của người nghệ sĩ trong mỗi nhà văn. Bởi “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu người ta đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao).
 
Khi tìm đến yêu cầu sáng tạo đối với nghệ thuật, đã có người băn khoăn tự hỏi: văn học cùng bắt nguồn tự hiện thực cuộc sống, vậy tại sao không có sự gặp gỡ, trùng lặp? Thật vậy, cuộc đời là lạch ngầm nơi dòng sông văn chương bắt nước. Thế nhưng hiện thực ấy được chảy qua bầu cảm xúc mãnh liệt của mỗi nhà thơ, nhà văn.
 
Mỗi người nghệ sĩ là một tiểu vũ trụ, tác phẩm văn học là sự phản ánh tiểu vũ trụ ấy. Vì vậy, không có những tác phẩm “song sinh”, dù tâm hồn anh cùng đồng điệu, tri kỉ với tâm hồn tôi. Mùa thu vẫn đi về trên con đường năm tháng với lá vàng, trời xanh, heo may nhè nhẹ nhưng mỗi tác phẩm viết về mùa thu là một dáng sắc riêng, vẻ đẹp riêng. Lưu Trọng Lư lắng nghe khúc nhạc thu tiêu tao mơ màng, Xuân Diệu lặng buồn theo bước đi của mùa thu phôi pha. Và trời xanh, cần trúc âm thầm nép mình nơi làng quê của Tam nguyên Yên Đổ. Riêng trong thế giới thơ ca, dấu ấn sáng tạo càng được thể hiện rõ. Bởi thơ ca là quy luật của trái tim. Những rung động xôn xao mãnh liệt được chưng cất thành âm điệu thơ. Vì vậy mỗi người nghệ sĩ đều có một giọng điệu riêng không thể hoà lẫn. Giữa dàn đồng ca thơ Mới, nghe vang vọng tiếng thơ “hùng tráng” của Huy Thông, điệu buồn hoài cổ ai oán cất lên từ “tiếng loa xưa” Vũ Đình Liên, nhịp phách đau đớn, quằn quại tự hồn thơ Hàn Mạc Tử ... Mặt khác, người đọc tìm đến với văn học nói chung, thơ ca nói riêng để đắm mình trong vẻ đẹp của sự sáng tạo. Có ai yêu những áng thơ mòn cũ, quen nhàm; có ai nhớ những vần điệu nhạt nhẽo, sáo rỗng. Không đi theo con đường sáng tạo, nhà văn sẽ chỉ còn lại một mình giữa sự thờ ơ, quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của anh trở nên vô nghĩa. Bởi điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình. Yêu cầu về sáng tạo ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi nhớ khôn nguôi về những nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật. Mỗi câu chữ là một nốt nhạc thánh thót để vút lên giọng hát riêng của chính mình. Giọng hát vang xa qua thời gian, quên lãng để vọng tới ngày nay ... thiết tha, say đắm, rạo rực “niềm khát khao giao cảm với đời” của Xuân Diệu; thở than, quê mùa trong câu ca của “người nhà quê” Nguyễn Bính.
 
Còn nhớ, Xuân Diệu từng kể lại rằng ông làm thơ, viết văn để được ở mãi với cuộc đời, với tâm hồn người đọc. Chính nỗi niềm sợ cô độc, sợ chìm vào hư vô quên lãng ấy đã thôi thúc Xuân Diệu cầm bút, mỗi vần thơ là một mối dây níu người ở lại trần gian, mỗi sáng tác là một lời ngỏ “khát khao giao cảm với đời” của thi sĩ.
 
Hương thơm của các loài hoa, tiếng thở than giao mùa trong lá hay nhịp đập rạo rực, xao xuyến của trái tim yêu ... tất cả ùa vào thơ Xuân Diệu để làm nên con sóng tạo vật, con sóng cuộc đời ngày đêm vỗ nhịp. Ai đã từng sầu hận cuộc đời sao vội vã trôi qua, ai từng thảng thốt trước tuổi đôi mươi chẳng hai lần thắm lại ... có lẽ yêu lắm những vần thơ - nhịp sóng ấy. “Vội vàng” - cuộc chạy đua với thời gian - tiếng nói riêng say đắm mãnh liệt của hồn thơ Xuân Diệu.
 
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
 
Câu thơ đâu phải là gió, sao cứ cuốn ta đi trong âm điệu dữ dội, ào ạt đến vậy! Điệp từ “tôi muốn” đặt đầu câu thơ trở đi trở lại như ước nguyện tha thiết của người thi sĩ say đắm cuộc đời. Câu thơ ngắn, nhịp thơ liền mạch, không ngừng, không nghỉ như cuộc chạy đua miệt mài của Xuân Diệu với thời gian. Nhập sâu vào câu chữ, thấy thi nhân đang vút bay giữa đất trời cây cỏ “tắt nắng, buộc gió” để giữ trọn hương sắc nhân gian. Tình yêu tha thiết cuộc sống đã nâng cánh thi nhân, không lặng lẽ u buồn nhìn buổi chiều trôi đi, không thở than thương tiếc thời hoàng kim của mùa xuân, tuổi trẻ; chàng thi sĩ ấy đã bất tử hương thơm, sắc nắng bằng những vần thơ, bằng hành động phi thường. Ai đó từng nói rằng thơ ca không phải là một dòng sông êm chảy thanh bình, ấy là bão táp nhiệt đới, là thác đổ, sóng trào. Thơ Xuân Diệu mang trong mình tâm bão cuồng nhiệt ấy. Từng câu, từng chữ như cũng vội vã, xô đuổi cho kịp dòng cảm xúc tuôn trào. Ngỡ như người đọc phải quên ngay giọng ngân nga “an nhiên tự tại” của những vần thơ cổ để hoà mình vào nhịp thơ dào dạt, xôn xao ấy.
 
“ Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất.”
 
Tự bao giờ ta biết yêu mùa xuân, cuộc đời. Có phải hạt mầm khoẻ khoắn ấy đã lặng lẽ nép mình trong mỗi người và thơ Xuân Diệu là hơi thở nồng nàn đánh thức hạt mầm ấy. Ơi cuộc đời, sao lộng lẫy kì diệu đến thế. Dưới ánh mắt Xuân Diệu, cõi trần bỗng hoá thành vườn yêu dạt dào xuân sắc, xuân tình. Cách sắp xếp hình ảnh sóng đôi cùng cấu trúc nhịp nhàng “Này đây” khiến câu chữ, tạo vật như cùng hoà mình vào vũ điệu của mùa xuân. Một không gian rộng mở, lấp lánh ánh sáng, cuồn cuộn dòng nhựa sông, nồng nàn hơi thở yêu thương. Người đọc cùng thi sĩ ngao du qua vườn xuân, lướt cùng bướm ong, yến anh, để rồi chợt ngỡ ngàng.
 
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
 
Bút pháp tương giao giữa vị giác - thị giác gợi cảm nhân trong người đọc về vị ngọt, hương thơm, độ tròn căng gợi cảm của làn môi tháng giêng. Thêm một câu thơ, thêm một hình ảnh làn môi thơ ấy, thiên nhiên đã trở thành người tình si trong cái nhìn khao khát say đắm của thi sĩ rồi.
 
“Niềm khao khát giao cảm” trong “Vội vàng”, hiện hình thành vần thơ say đắm yêu đời và cả giọng buồn tiếc nuối.
 
“ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”
 
Câu thơ dài, ngậm ngùi như hơi gió thở than, như tiếng thở dài không nén nổi. Lòng người thiết tha, tình người say đắm là vậy nhưng cuộc đời nào có hay, cứ lặng lẽ vô tình gọi tàn phai phủ mờ lên sự vật. Một ánh mắt tiếc nuối đến ngẩn ngơ, một nỗi buồn lo lắng, sầu hận ẩn mình trong câu thơ ấy. Và rồi:
 
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng”
 
Thoáng ngừng lại buồn bã trước dòng chảy vô tình của tạo hoá, người nghệ sĩ suốt đời chạy đua với thời gian để giữ trọn hương sắc cuộc đời ấy lại vội vã lên đường.

Mãnh liệt hơn, cuồng nhiệt hơn ! Cái tôi nhỏ bé đã hoà thành cái “Ta” hùng vĩ vươn mình vụt lớn giữa trời đất. Ước vọng “tắt nắng, buộc gió” dâng lên thành khao khát “ôm cả sự sống, say cánh bướm tình yêu, thâu trong một cái hôn nhiều”. Người đọc như chuyếnh choáng trong men say của cảm xúc, của âm điệu thơ.
 
Câu ngắn, câu dài xen kẽ như nốt nhấn của tình cảm, tha thiết, dạt dào ... chợt ngưng bặt lại ... để rồi lại tuôn dài, tuôn dài theo lời thơ. Mỗi hồn thơ tự tìm lấy thể thơ cho mình. Thể thơ tự do phóng khoáng dường như được sinh ra để đợi chờ hồn thơ Xuân Diệu. Mỗi lần đọc lại những vần thơ ấy, niềm yêu sống, tha thiết với cuộc đời lại ùa về trong tôi, gọi thức khao khát được bay lên cùng câu thơ thi sĩ.
 
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.”
 
Cặp môi gần tháng giêng tràn căng sức sống ở khổ thơ đầu trở lại cuối bài. Cái dữ dội, mãnh liệt của hồn thơ Xuân Diệu đã trào lên đầu ngọn bút mà vụt lên tiếng gọi đầy khát mong “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Hành động “cắn” tác động mạnh vào ấn tượng người đọc gợi sự chiếm lĩnh tuyệt đối của thi sĩ với mùa xuân, hương sắc cuộc đời. Và cũng từ đó, ta có thêm một mùa xuân mang sắc hồng gợi cảm giữa cõi văn chương, mùa xuân của tình yêu sống, yêu đời. La-mac-tin từng tự hào rằng ông là người đầu tiên đã hạ sơn thơ từ đỉnh tao đàn, mang lại cho thơ nhịp thở nồng nàn say đắm của trái tim, nối lòng người với rung động tinh vi của tạo vật. Có thể nói Xuân Diệu là một La-mac- tin của Việt Nam - người cất lời say đắm, dào dạt khao khát giữ mãi hương sắc nhân gian từ “niềm khát khao giao cảm với đời”. Và như thế thơ ông đã trở thành “cảnh tượng của mãnh lực siêu nhiên, thần sông không thể kiểm soát, thần chết không thể hiểu nổi”.
 
Bên những tiếng thơ khao khát sống giữa đời của Xuân Diệu, “người nhà quê” Nguyễn Bính cất lời tha thiết với hồn quê, tình quê. Mỗi lần tìm về “Tương tư”, ta vẫn thấy vẹn nguyên giọng thở than, mộc mạc dung dị mà đằm thắm tha thiết. Có những lúc, ta chợt muốn cất lời cảm ơn ca dao, cảm ơn những đêm trắng hát giao duyên ... đã sinh ra hồn thơ Nguyễn Bính. Mỗi vần thơ phảng phất điệu than thân thủa nào, than thở về tình yêu dang dở, than thở người con gái nào vô tình để mình mang nặng nỗi tương tư.
 
Nếu như “Vội vàng” băng mình trong khúc ngẫu hứng của thể thơ tự do thì “Tương tư” sâu chảy trong thể lục bát dân tộc ngọt ngào, lắng sâu. Nguồn sữa ngọt từ ca dao, dân ca ấy đã khiến “Tương tư” gần gụi, thân thương hơn trong lòng người đọc, bởi nó cảm, hiểu được nỗi lòng tương tư của người trai quê mùa.
 
“ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
 
Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, nhịp cầu, nhớ mong bắc qua dòng sông tương tư ấy sao gần vậy với ca dao, dân ca. Cách sử dụng số từ “chín nhớ mười mong” trải dài câu thơ trong đợi chờ, thương nhớ, tô đậm giọng điệu “than thở”, kể lể.
 
“ Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
 
Cách so sánh, ví von làm “trầm trọng hoá” nỗi niềm chờ đợi, nhớ thương của chàng trai thôn Đoài. Nghe vang vang lời ngỏ kín đáo: chỉ mình em mới giúp tôi nguôi bệnh mà thôi. Giọng điệu thở than như tủi hòn, trách giận ấy được thể hiện qua những câu thơ ngắt nhịp lạ.
 
“Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.”
 
Nhịp 3/ 1/ 2 nhấn vào từ “lại” dài dặc, mệt mỏi như gửi tới người thương bức thông điệp đợi chờ, mong nhớ. Một từ “lại” thôi mà thời gian như dài hơn, nặng nề hơn trong tương tư, xa cách, để “lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”. Từ “nhuộm” diễn tả được dòng chảy của tháng năm, một mình tôi lẻ loi trong mong ngóng đợi em từ buổi lá còn xanh, nay lá đã héo vàng. Một đời lá đã đi qua, tạo hoá đã hoàn tất công việc thay màu lá. Người đọc không biết chàng trai ấy đã đợi người yêu bao lâu, chỉ thây “cây tri kỷ” đã úa vàng vì năm tháng. Cách đong đếm thời gian ấy, thiết nghĩ, ám ảnh hơn cả nhịp đồng hồ tích tắc hay bước đi của bốn mùa.
 
“Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.”
 
Giọng thương nhớ, hờn giận, mong đợi đến mỏi mòn đã hoá thành lời trì triết, đay hỏi, trách người vô tình “xa mặt cách lòng”.
 
“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau.”
 
Câu thơ ngân lên, cứ thấy thấp thoáng bóng hình chàng trai quê đang đau đáu ngóng trông, khao khát. Hình ảnh bến - đò, hoa - bướm lặng lẽ chảy về từ ca dao để nhập vào hồn thơ Nguyễn Bính. Có gì đó vừa da diết, khắc khoải, vừa lặng lẽ, tủi buồn. Thi sĩ ấy đã đặt người thương lên cao hơn để nói dỗi, “nói mát” hay để cầu mong ai đó đừng vô tình nữa, đừng để cây tương tư đêm ngày héo úa, đừng để tôi mãi mòn mỏi trong nhớ thương. Lời thơ ấy, sao gần vậy với nỗi niềm ca dao một thủa.
 
Bài thơ kết lại bằng hình ảnh trầu - cau, như tiếng nói khát khao mong hạnh phúc đoàn tụ, xum vầy.
 
Qua những vần thơ ấy, người đọc được sống lại trong hơi thở ngập ngừng của tình yêu trong ca dao. Lắng nghe nhịp đập xao xuyến, bồi hồi của tình yêu câm lặng, ngày đêm vò võ năm canh tương tư. Bằng tình yêu và lòng gắn bó sâu nặng với truyền thống dân tộc, Nguyễn Bính đã tìm ra tiếng nói riêng cho thơ mình giữa dàn đồng ca thơ mối, tiếng nói đằm thắm của ca dao, dân ca.
 
Đi từ qui luật sáng tạo tới những vần thơ của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, người đọc thêm phần thấm thía ý nghĩa của tiếng nói riêng trong cõi thơ ca, ấy là dấu ấn, là sức sống của người nghệ sĩ chân chính. Chợt nhớ tới chủ nghĩa đề tài một thuở, nhà văn, nhà thơ hát chung khúc hát, không có giọng điệu riêng, ấn tượng riêng. Chính vì vậy, những tác phẩm ấy nhanh chóng ra đi trong cảm nhận của người đọc như một làn gió mỏng manh thoảng qua. Như vậy, mỗi ngươi nghệ sĩ trong quá trình cầm bút cần phải tạo được tiếng nói riêng, âm sắc riêng. Nó đòi hỏi anh luôn miệt mài trên con đường sáng tạo, không ngừng nghỉ, không lùi bước. Một âm vang tha thiết, đặc sắc giữa cõi văn chương, ấy là sức sống của anh, là ấn tượng của anh trong lòng người đọc muôn đời. ý kiến “điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng của riêng mình” cũng giúp người đọc có hướng đi đúng đắn hơn trong quá trình đánh giá, thẩm định tác phẩm. Văn chương chỉ thực sự là văn chương, nghệ thuật chỉ thực sự là nghệ thuật khi nó là sản phẩm của sáng tạo, khi nó là dấu ấn riêng biệt của người nghệ sĩ.
 
Đôi lúc, tôi muốn đi tìm nơi nào tiếng hát thiết tha yêu đời của Xuân Diệu trong “Vội vàng”, điệu dân ca đằm thắm “Tương tư” của Nguyễn Bính còn gửi lại; để rồi một ngày kia tôi chợt hiểu rằng miền không gian ấy đã hoá tâm hồn mình bởi mỗi nhà thơ đã tìm ra cho mình một giọng nói riêng.

Hoàng Quỳnh Nga

Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin ⇔ SHBET
kuwin ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
8KBET ⇔ New88 ⇔ ok365 ⇔ df999
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet ⇔ 79king
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88 ⇔ 23win
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88 ⇔ LINK SHBET
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/ ⇔ 88clb
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ Nhà cái MB66
WW88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ KUBET
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
78WIN ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ May88 ⇔ 789club ⇔ ABC8
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
QQ88 ⇔ https://69vncom.pro/ ⇔ Bet88
HCM66 ⇔ https://88clb.promo/ ⇔ i9bet
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc ⇔ 33WIN
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://hello8880.net/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ U888 ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
23win ⇔ https://789club24.com/ ⇔ good88
SHBETSHBET ⇔ qh 88 ⇔ 8xbet
sunwin ⇔ 789win ⇔ https://69vnn.com/
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/ ⇔ win55
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔ New88 com ⇔ 79king
https://ww88.supply/ ⇔ https://fb88.voyage/
Link vào NEW88 ⇔ http://oole777.org/
https://sosliberty.com/ ⇔ 789club ⇔ 789Bet
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://bj88.gen.in/
https://museovirtual.info/ ⇔ https://nnohu90.online/
http://iwinn.co/ ⇔ https://789beta2.com/
789bet ⇔ https://bj88.community/
https://88clb.lawyer/ ⇔ QQ88 ⇔ i9bet
Kubet ⇔ kubet ⇔ j88 ⇔ abc8
Nhà cái SHBET ⇔ https://shbet.law/
https://polodemocratico.info/ ⇔ https://ok365.tours/
https://j88.photography/ ⇔ f168
https://23win.cruises/ ⇔ https://kuwin.support/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây