II. TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Đó là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Mỗi người khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:
1. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt. Mỗi người cần thấy rằng: “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.” (Hồ Chí Minh)
2. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
3. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và có tính lịch sự, văn hóa.
4. Cần tránh những cách nói thô tục kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.
LUYỆN TẬP
1. Trong 4 câu a, b, c, d, câu a không trong sáng, 3 câu b, c, d là những câu trong sáng:
- Câu a thừa từ đòi hỏi không cần thiết; bỏ đòi hỏi câu văn sẽ đạt được sự trong sáng.
- Câu b, c, d viết đúng ngữ pháp, câu đủ thành phần, diễn đạt trong sáng.
2. Từ nước ngoài không cần thiết sử dụng vì đã có từ Việt thay thế: Valentine (ngày Valentine -» ngày lễ Tình nhân hoặc ngày Tình yêu)