Đây là hình thức phát biểu theo chủ đề thường gặp trong nhà trường. Để có thể phát biểu theo chủ đề trên đây, cần có 2 bước: chuẩn bị phát biểu và phát biểu ý kiến.
I. CHUẨN BỊ PHÁT BIỂU
1. Xác định nội dung cần phát biểu
- Chủ đề cuộc hội thảo trên có thể bao gồm những nội dung cụ thể nào?
- Anh (chị) chọn nội dung nào để phát biểu? Tại sao?
Gợi ý: Có thể gồm những nội dung sau đây:
- Phải học tập để nắm được luật lệ giao thông
- Vấn đề then chốt là phải có ý thức chấp hành đúng luật lệ giao thông
- Vai trò của thanh niên, học sinh trong việc tham gia giao thông
- Tai nạn giao thông do những nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao?
- Phấn đấu tạo thành thói quen chấp hành đúng luật lệ giao thông, tiến tới có văn hóa giao thông trong một xã hội văn minh, hiện đại; v.v...)
2. Dự kiến đề cương phát biểu
Giả dụ, anh (chị) định chọn nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”, hãy dự kiến đề cương cho lời phát biểu.
- Lời phát biểu gồm những nội dung nào?
- Các nội dung đó được sắp xếp ra sao?
Gợi ý: Đề cương phát biểu có thể như sau:
- Tình trạng đi ẩu của thanh niên, học sinh hiện nay: đi xe máy, xe đạp, đi bộ.
- Tình trạng đó đã gây ra tai nạn giao thông như thế nào? (số liệu cụ thể).
- Nguyên nhân của tình trạng đi ẩu (phân tích rõ các nguyên nhân).
- Biện pháp khắc phục tình trạng đi ẩu:
+ Đối với nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
+ Đối với gia đình
+ Đối với bản thân từng thanh niên, học sinh)
II. PHÁT BIỂU Ý KIẾN
- Có thể nhắc lại và nhận xét về ý kiến của những người phát biểu trước, sau đó giới thiệu nội dung mà mình sẽ phát biểu.
- Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến
- Nói lời kết thúc và cảm ơn.
Chú ý: Trong quá trình phát biểu, cần quan sát người nghe để điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục.
Đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được bài học.
LUYỆN TẬP
Cả hai bài luyện tập nội dung đều là những vấn đề gần gũi và thiết thân đối với thanh niên, học sinh; SGK lại gợi ý, hướng dẫn khá cụ thể. Anh (chị) tự làm.