I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HỨỞNG CHO CÂU
Bài tập 1 (gợi ý cách làm)
- Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài:
Một dân tộc/ đã gan góc/ chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay: 3-3-11.
Một dân tộc/ đã gan góc/ đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay: 3-3-11.
Dân tộc đó/ phải được tự do: 3 - 4.
Dân tộc đó/ phải được độc lập: 3-4.
- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:
+ tộc (T), góc (T), nay (B) (hai bộ phận câu này đều giống nhau, cân xứng với nhau).
+ đó (T), do (B)
+ đó (T), lập (T)
- Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:
+ tộc, góc (đóng); nay (mở)
+ đó (đóng ); do (mở)
+ đó (đóng); lập (đóng)
Bài tập 2:
Dựa vào cách làm bài tập 1 trên đây, anh (chị) đọc kĩ nhiều lần đoạn văn của Bác và tự làm bài này.
Bài tập 3: (gợi ý cách làm)
Nhịp điệu thay đổi tạo ra âm hưởng thích hợp để diễn tả đúng nội dung của đoạn văn nhằm ca ngợi cây tre, hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh, ý chí kiên cường của con người Việt Nam:
Gậy tre/ chông tre/ chống lại sắt thép của quân thù: 2-2-7
Tre xung phong vào xe tăng/ đại bác: 6-2
Tre giữ làng/ giữ nước/ giữ mái nhà tranh/ giữ đồng lúa chín: 3-2 -4-4
Tre hi sinh/ để bảo vệ con người: 3-5
Tre/ anh hùng lao động: 1-4
Tre/ anh hùng chiến đấu: 1-4
II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH
Bài tập 1: (gợi ý cách làm)
a) Phân tích điệp âm đầu của phụ âm l trong cụm từ lửa lựu lập lòe (nêu hiệu quả nghệ thuật)
b) Phân tích điệp âm đầu của phụ âm / trong câu thơ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (nêu hiệu quả nghệ thuật).
Bài tập 2: (gợi ý cách làm)
Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần ang được lặp lại nhiều nhất (trong 7 từ):
bàng, đang, giang, mang, dang, ngang, sang
Vần ang là vần mở rộng (ở đây lại là thanh bằng) nên tạo được cảm giác mở rộng, lan xa ra một không gian rộng lớn, mênh mang thích hợp với không gian của mùa xuân đang về với mọi người, với không khí của bài thơ Tiếng hát sang xuân. Tác dụng gợi cảm có được là nhờ phép điệp vần.
Bài tập 3: (gợi ý cách làm)
Xem lại bài học về Tây Tiến của Quang Dũng. Đoạn thơ được xem là những câu thơ tuyệt bút, nhờ những yếu tố nghệ thuật sau đây:
- Từ ngữ:
từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) (điệp phụ âm đầu)
phép đối (Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống)
phép lặp từ ngữ (dốc, ngàn thước) phép nhân hóa (súng ngửi trời)
- Phép lặp cú pháp (câu 1, câu 3)
- Nhịp điệu của các dòng thơ: 3 câu trên nhịp 4-3 Câu cuối dường như không có nhịp.
- Thanh điệu:
+ Sự phối hợp các thanh trắc và bằng ở ba dòng đầu rất hài hòa, đặc biệt ở dòng 3:
Ngàn thước lên cao (B), ngàn thước (T) xuống (T)
+ Điệp thanh toàn thanh bằng ở dòng cuối tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, mênh mang: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.