Từ những kí ức tuổi thơ gắn với người bà cụ thể, nhà thơ Nguyễn Duy đã lắng kết thành những giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống con người. Phân tích bài thơ Đò Lèn để thấy làm sáng tỏ nhận định đó.

Thứ tư - 25/05/2016 11:38
Nguyễn Duy là một gương mặt thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Nguyễn Duy hướng tới cái đẹp giản dị của đời sống quanh ta, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự lắng kết của những giá trị vĩnh hằng. Thơ Nguyễn Duy khiến người ta xúc động bởi sự chân thành, khiến người ta suy nghĩ bởi những suy tư, triết lí nhẹ nhàng mà thấm thía, khiến người ta yêu mến bởi hình thức thơ vừa giàu tính chất dân gian vừa phảng phất phong vị thơ cổ điển phương Đông. Đò Lèn là một bài thơ như thế. Từ những kí ức tuổi thơ gắn với người bà, bài thơ thể hiện những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc, cảm động, có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống con người.
Xuất hiện từ cao trào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trong dàn đồng ca của thơ trẻ thời kì này, thơ Nguyễn Duy đã sớm định hình một dáng dấp riêng. Càng ngày, người đọc càng thấy rõ Nguyễn Duy là nhà thơ của những vẻ đẹp giản dị đời thường, những vẻ đẹp khiêm nhường mà bền vững. Từ một dòng sông, một cây cầu đến những cọng rơm, những cây tre... khi đi vào hồn thơ Nguyễn Duy đã rời số phận của những cái bình thường để trở nên lớn lao, kì diệu, trở nên nặng nghĩa nặng tình. Cảm thông sâu sắc với số phận nhân dân, yêu con người bằng tình yêu vừa thiết tha vừa trìu mến vừa nhiều trăn trở âu lo, hồn thơ Nguyễn Duy thường bắt rất nhạy với những buồn vui, nhọc nhằn cũng như chất thơ đơn sơ mà hết sức cảm động trong cuộc sống, nhất là những con người bé nhỏ, vô danh.
 
Người cha, người mẹ, người bà, người vợ. những người thân yêu gắn bó cho đến những người mẹ “ôm rơm lót ổ” cho nằm trong một đêm lạc đơn vị đi vào thơ Nguyễn Duy với một tầm vóc thật như chính họ ngoài đời. Nhưng với ngòi bút luôn hướng tới những khái quát triết lí, Nguyễn Duy đã nâng họ lên thành những con người có tầm vóc lớn lao, kì diệu. Người cha lặng lẽ nuôi con và cũng lặng lẽ “Đẩy xe thồ lọc sọc tới Điện Biên”, người mẹ khe khẽ ru con và cũng nhẹ nhàng “ru cái lẽ ở đời”, bà mẹ vô danh ôm rơm lót ổ cho đứa con bộ đội cũng chính là người mẹ Việt Nam lấy tình yêu và truyền thống nhân hậu ngàn đời của dân tộc để sưởi ấm cho những người con Tổ quốc. Cũng chính vì thế mà cảm hứng về nhân dân trong thơ Nguyễn Duy thường đi liền với cảm hứng về nguồn cội.
 
Quê hương, ông bà, cha mẹ và một người con gái được gọi thân thiết là “em” dường như luôn ẩn hiện đâu đó trong xúc cảm, suy tư của nhà thơ trước mọi vấn đề lớn lao, bức xúc hiện tại. Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Duy dường như lúc nào cũng thường trực nỗi niềm “thương nhớ đồng quê”. Ý thức về mình của cái tôi Nguyễn Duy không khi nào thoát khỏi ý thức nguồn cội. Hình thức thơ ông thường mang hơi hướng ca dao. Giọng thơ nhẹ nhàng mà thấm thía, hồn nhiên, hóm hỉnh mà không kém phần thâm trầm với những chiêm nghiệm, triết lí.
 
Đò Lèn là một thị trấn nghèo thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, quê ngoại của Nguyễn Duy. Bài thơ viết về người bà cùng những kí ức tuổi thơ gắn liền với những tên địa danh thân thiết: cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, Đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, ga Đồng Giao, ga Lèn cho thấy cảm hứng về nguồn cội là một nét đẹp trong xúc cảm thơ của tác giả.
 
Bài thơ Đò Lèn còn mang cảm hứng của sự tự nhận thức ở một con người đã qua trải nghiệm mà có được những thức tỉnh, nhận ra cái giá phải trả cho những ảo tưởng, lầm lẫn của một thời trong trắng, thánh thiện đến ngây thơ khờ dại chỉ ham mê đuổi theo thế giới cổ tích ngọt ngào mà quên sống với hiện thực, dõi theo tiên phật, thánh thần mà quên mất những cơ cực, bần hàn của người bà vất vả, tần tảo để đến nỗi khi “biết thương bà thì đã muộn” bởi “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Điều mà nhà thơ đặt ra trong tác phẩm rất có ý nghĩa trong việc hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời đổi mới.
 
Bài thơ làm theo thể thơ tự do với 6 khổ thơ, mỗi khổ 4 câu và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của dòng thứ nhất mỗi khổ. Tập Ánh trăng có nhiều bài giống như thế. Ánh trăng phần lớn là những bài thơ viết theo dòng hồi tưởng. Cả tập thơ như một hành trình tìm về nguồn cội mà mỗi bài thơ như một chặng đường, mỗi khổ thơ như bước đi âm thầm, mải miết. Cách kết cấu khổ thơ như vậy rất phù hợp với mạch cảm xúc, tâm trạng của cái tôi trữ tình. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy với những nét ổn định, bền vững và những biến đổi trong một thời kì mới.
 
Bài thơ có tất cả 6 khổ thơ. Tác giả dành 2 khổ thơ mở đầu để đưa người đọc trở về sống với “ngày xưa”. Kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng vừa riêng tư vừa gần gũi với mỗi người, cứ sống động, rưng rưng:
 
“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng ”

 
Cuộc sống làng quê qua cảm nhận của một cậu bé hồn nhiên, nghịch ngợm và giàu mơ mộng hiện lên rất yên bình, đẹp đẽ. Người đọc tìm thấy tuổi thơ của mình trong tuổi thơ của cậu bé ấy. Những buổi cùng lũ nhóc rủ nhau đi câu cá, bắt chim, thậm chí hái trộm ổi, trộm nhãn... Người lớn cho đó là những trò nghịch ngợm còn với trẻ con thì đó lại là cả một tuổi thơ giàu có bởi rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ.
 
Cậu bé trong bài thơ này vừa có những nét giống vừa có những nét không giống với những đứa trẻ cùng trang lứa. Cậu say mê cái thế giới hư ảo với những tiên, phật, thánh thần. Hết “chơi đền Cây Thị” lại “chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng”. Ấn tượng đọng lại sâu đậm nhất trong cậu là “mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm / điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”. Một thế giới tinh khiết, thơm ngây ngất và chập chờn những ảo ảnh. Một thế giới có sức hút kì lạ đối với cậu bé.

Hai từ “thuở nhỏ” mở đầu hai khổ thơ gợi ra hai mảng kí ức khác nhau, một rất thực, thực như bàn tay “níu váy bà” đi chợ hồi nào, một thế giới đầy hư ảo, ảo như “bóng cô đồng” “lảo đảo” trong khói trầm và hương huệ. Tác giả đặt thế giới hư ảo ở sau nhưng dường như sức ám ảnh của nó lại khắc khoải hơn. Không hiểu sao cái khói nhang và hương huệ đền chùa ấy cứ ám ảnh nhà thơ dai dẳng thế. Mở đầu bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cũng vẫn mùi khói hương ấy:
 
“Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết bàn ”
 
Nhà Nguyễn Duy ở cạnh đền Nhà Lê. Nguyễn Duy có một thời gian ở với bà ngoại. Nhà bà ngoại gần đền Sòng, đền Cây Thị. Phải chăng vì thế mà một thế giới thần thánh hư ảo cứ chập chờn trong những giấc mơ của cậu bé Nhuệ ngày nào để bây giờ trở thành nhà thơ Nguyễn Duy rồi vẫn còn nhớ về những ảo ảnh thời hoa niên ấy? Chữ “quyện”, chữ “lắm” (mùi huệ trắng quện khói trầm thơm lắm) cứ như se mùi hương vào tâm hồn vậy. Từ láy “lảo đảo” không chỉ hợp với “cô đồng” mà còn rất hợp với những cơn mơ đứt nối chập chờn.
 
Nếu như hai khổ thơ đầu, người bà chỉ xuất hiện ở một chi tiết “đóng vai phụ” (níu váy bà đi chợ Bình Lâm) thì sang bốn khổ thơ sau, hình tượng người bà trở thành hình tượng trung tâm và chủ đạo. Nhưng đó không phải là một người bà trong nhận thức tuổi thơ mà đó là người bà năm xưa trong những nhận thức mới mẻ bây giờ của một người cháu đã trưởng thành.
 
Khổ thơ thứ ba mở đầu bằng cụm từ “Tôi đâu biết”, “Tôi đâu biết” bởi tôi còn mải “câu cá”, “bắt chim sẻ”, “ăn trộm nhãn”... “Tôi đâu biết” bởi tôi ham “chơi đền Cây Thị”, ham “xem lễ đền Sòng”. “Mùi huệ trắng quyện khói trầm” cùng với “điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng” đã ru tôi vào cơn mơ, dìu tôi vào một thế giới hư ảo. Tôi ở cùng bà nhưng tôi lại sống với cái thế giới của tôi nên “tôi đâu biết”. Cứ như thế, hình tượng người bà lớn dần theo những điều “đâu biết” của đứa cháu thơ dại ngày xưa, bây giờ đã biết, đã hiểu, đã vô cùng thấm thía:
 
“Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm ”
 
Hình tượng người bà nghèo với những năm tháng cực nhọc, bần hàn (mò cua, xúc tép, gánh chè xanh, Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn...) có sức ám ảnh, cuốn hút người đọc do tính chân thực của đời sống và do cái nhìn trìu mến, xót xa pha hối hận của người cháu. Những hình ảnh giản dị, thân thiết, gợi nhiều xót xa, thương cảm: bà mò cua xúc tép, bà xuôi ngược tảo tần với những bước chân “thập thững” trong những đêm giá rét, bà ăn “củ dong riêng luộc sượng” cho qua năm đói khát. Giữa thời buổi chiến tranh ác liệt, bom thổi bay nhà bà, bà lại “đi bán trứng ở ga Lèn”. Đấy là những hình ảnh thực mà có nhiều sức gợi, gợi lên những tảo tần, lam lũ, gợi lên đức hi sinh, gợi tình thương con thương cháu, gợi bản lĩnh sống kiên cường... Câu thơ: “Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn” là câu thơ dài nhất trong bài, lại được đặt trong thế liệt kê: mò cua, xúc tép, gánh chè xanh, Quán Cháo, Đồng Giao... đã diễn tả thành công những con đường hun hút mà bước chân bà đã trải. Từ láy “thập thững” rất giàu tính tạo hình và biểu cảm, vừa gợi tả những bước chân cao thấp không đều, không vững do mỏi, run vì đi nhiều, gánh nặng vừa gợi nỗi niềm rưng rưng tức tưởi khi mà một thời bà cơ cực thế mà “tôi đâu biết”. Hình tượng người bà đã rời số phận một con người cụ thể để sống với số phận một dân tộc.
 
Những hình ảnh vừa gần gũi vừa lớn lao, vừa gợi sự thương cảm vừa gợi sự khâm phục.
 
Nỗi niềm của người cháu cũng không còn dừng lại ở một con người cụ thể. Đó là nỗi niềm của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta bởi ai trong đời chẳng có những phút giây vô tình, lầm lỡ nhất là khi ta quen được hưởng thụ mà không biết hi sinh. Ta vô tâm trước những người mà ta yêu quí để rồi khi nhận ra sự vô tình, vô tâm ấy, ta mới biết đó là tội lỗi. Hai câu thơ:
 
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư - thực giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh thần” là sự tự nhìn lại của nhân vật “tôi”. “Thực” là cuộc đời vất vả, nhọc nhằn, bươn chải, tảo tần và lặng thầm hi sinh của bà. “Hư” là thế giới tiên, Phật, thánh, thần thăng hoa trong mùi huệ trắng và khói trầm nghi ngút. Giữa hai bờ “hư - thực” ấy, “tôi” hoàn toàn “trong suốt”. “Trong suốt” là trạng thái nhận thức ngây thơ, trong trẻo, hồn nhiên của trẻ nhỏ. Cậu bé giàu mơ mộng hồi nào đã đồng nhất “bà” với “tiên, Phật, thánh thần” đến nỗi “củ dong riềng luộc sượng” từ bàn tay bà vẫn khiến cậu “cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm”. Nhà thơ thật tinh tế và sâu sắc khi chọn hai hình ảnh đó để làm biểu tượng cho “hai bờ hư - thực”. Cậu bé đã bình yên sống trong niềm tin về sự gần gũi, tương đồng giữa hai thế giới. Niềm tin dẫu đẹp đến mấy nhưng nếu phi thực tế cũng phải trả giá. Giấc mơ dẫu lung linh đến đâu vẫn chỉ là giấc mơ.
 
Khổ thơ thứ năm mang đến một biến cố có tính đột biến:
 
“Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn ”
 
Các từ “bay tuốt”, “rủ nhau” mang sắc thái hài hước, dí dỏm pha chút mỉa mai. Con người từng trải cười nhạo cậu bé “trong suốt” đến khờ khạo ngày xưa. Hiện thực trần trụi phơi bày ngay trước mặt, đập vỡ mọi mơ mộng hão huyền. Bom Mĩ không chỉ thổi bay mái nhà của bà mà còn làm “bay tuốt” cả chùa chiền, đền miếu. Thánh, thần, tiên, Phật linh thiêng là thế mà đâu cứu nổi mình. Những từ ngữ của đời thường được gán cho các thế lực siêu nhiên cho thấy cái nhìn “giải thiêng” của nhân vật trữ tình. Cái vỏ huyền thoại vỡ ra để lộ sự thật cay đắng. Giấc mơ tan biến cùng mùi huệ trắng, hương trầm. Chỉ còn lại hình ảnh người bà với công việc rất thực: “đi bán trứng”, với địa danh rất cụ thể: “ở ga Lèn”. cậu bé đứng chôn chân nhìn theo bà giữa một trời đổ nát: nhà đổ, đền bay, chùa chiền tơi tả, thánh, thần, tiên, Phật cũng bị vùi trong khói lửa chiến tranh. Giấc mơ ảo tưởng của cậu cũng vụt biến, chỉ còn hình ảnh người bà vụt sáng lên trong nhận thức vỡ òa.
 
Giữa khổ thơ thứ 5 và khổ thơ cuối có một khoảng lặng. Malácmê đã từng nói: “tạo nên một khoảng lặng trong bài thơ cũng hay như tạo một câu thơ hay”. Khoảng lặng ở đây đã diễn tả rất nhiều điều. Đó là khoảng thời gian nối tuổi thơ với tuổi trưởng thành. Đó là những suy tư về bà, lần tìm về những gì trước đây vì vô tình, vô tâm mình đã bỏ qua. Đó là những nhận thức mới mẻ về những điều đã cũ. Đó là khoảng cách từ yêu bà như yêu một nhân vật huyền thoại đến thương bà, một người bà vì con, vì cháu, vì đất nước này mà vất vả, nhọc nhằn, hi sinh...
 
Bài thơ kết lại trong nỗi hối hận nghẹn ngào khiến ai đọc cũng thấy rưng rưng xúc động:
 
“Tôi đi lính... lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”
 
Thật ra, nhận thức của nhân vật “tôi” đã có sự thay đổi đột biến sau cái lần “bom Mĩ dội” ấy. Nhưng chiến tranh còn kéo dài, nghe theo lời Tổ quốc gọi, người trai ấy đã lên đường. Có lẽ trong suốt những năm tháng ở chiến trường, người lính ấy không lúc nào là không nghĩ về bà. Nhưng khi biết thương bà “thì đã muộn” bởi còn cơ hội nào đền đáp được bà nữa đâu khi mà: “bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!”. Người lính cúi đầu nghe tim mình dội lên những xa xót.
 
Chúng ta có thể hình dung mạch liên kết cảm xúc của bài thơ như sau: Người cháu thơ ngây ngày xưa ở với bà nay đã trưởng thành. Sau những trải nghiệm, lớn lên về nhận thức, sau một khoảng thời gian dài xa quê, xa bà, kí ức sống dậy, hình ảnh bà hiện về cùng với khung cảnh thân thiết của quê hương. Cháu thương bà trong nỗi ân hận vì tuổi thơ được sống cạnh bà đã không hiểu được cuộc đời vất vả, cơ cực của bà do cháu cứ mải thả hồn vào thế giới mộng ảo. Khi hiểu ra, thương bà thì đã muộn, bà đã không còn nữa.
 
Tình cảm với bà cũng là tình cảm với quê hương, tình cảm với nhân dân, với cội nguồn. Hành trình tìm về với bà, với kí ức tuổi thơ, tìm về quê hương, tìm về nhân dân cũng chính là hành trình tìm về cội nguồn. Tình yêu dựa trên cơ sở sự thấu hiểu sẽ bền hơn, có giá trị hơn tình yêu thuần cảm tính. Kí ức, kỉ niệm là những điều kiện để hiểu. Trong bài thơ, các địa danh: cống Na, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Cây Thị, đền Sòng, đồng Quan, Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Giao, ga Lèn xuất hiện với mật độ dày đặc, nơi nào cũng in dấu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nào cũng mang bóng dáng người bà - chính là sợi dây nối quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối mỗi cá nhân với gốc rễ của mình. Người ta sống trong hiện tại bằng cả ý thức về quá khứ và tương lai. Đó là sự gợi nhắc nhở nhỏ nhẹ mà thấm thía.
 
Bài thơ gây xúc động bởi cảm xúc chân thành, sâu lắng, bởi phong vị triết lí nhẹ nhàng mà thấm thía, bởi hình ảnh, ngôn ngữ phảng phất phong vị dân gian và những thể hiện mới mẻ, độc đáo.
 
Bài thơ gợi nhắc mỗi con người cần có ý thức và biết trân trọng cội nguồn, trân trọng những giá trị bền vững, phải biết tự nhận thức lại nhiều điều cho dù có “muộn”. Giá trị nhân văn sâu sắc mà bài thơ đề cập đến luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ 23win
FB88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔  ⇔ 789club ⇔ 69VN
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://wreachavoconline.com/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔  ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://789club24.com/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
sunwin ⇔ 789win
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔  New88 com ⇔ 79king
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây