Câu 1:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một có điện trở là 12Ω và có chiều dài 16m, dây thứ hai có điện trở R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là
A. 11,3m B. 12,75m C. 22,67m D. 24,76m
Câu 2:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số l2/l1 = 4. Vậy tỉ số R1/R2 là
A. 4 B. 2 C. 0,5 D. 0,25
Câu 3:Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω và 6Ω. Dây thứ nhất dài 15m. Chiều dài của dây thứ hai là
A. 16m B. 17m C. 18m D. 20m
Câu 4:Hai dây dẫn bằng đồng có chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp ba lần tiết diện diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 6Ω. Điện trở của dây thứ nhất là
A. 2Ω B. 3Ω C. 6Ω D. 18Ω
Câu 5:Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài l, có tiết diện S và có điện trở là R1 = 3Ω. Biết chiều dài của nó là l’ = 4l và tiết diện S’ = 2S, điện trở của dây dẫn thứ hai là
A. 2Ω B. 3Ω C. 6Ω D. 18Ω
Phần tự luận
Câu 6:Một dây điện trở có chiều dài 12m và có điện trở 36Ω. Tính điện trở dây dẫn khi:
a) Cắt ngắn dây đi 2m.
b) Nối thêm một dây điện trở khác giống như dây trên dài 5m.
Câu 7:Hai dây đồng có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 10mm2, dây thứ hai có tiết diện 30mm2. Hãy so sánh điện trở của hai dây dẫn này.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:C
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra tỉ số R1/R2 = l1/l2
=> l2 = l1. R2/R1 = 17.16/12 = 22,67m.
Câu 2:D
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra tỉ số R1/R2 = l1/l2 = 1/4 = 0,25.
Câu 3:C
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra tỉ số R1/R2 = l1/l2 => l2 = l1. R2/R1 = 15.6/5 = 18m.
Câu 4:A
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên
R2/R1 = S1/S2 = 3 => R1 = R2/3 = 2Ω.
Câu 5:C
Điện trở của dây dẫn thứ hai tăng 2 lần R2 = 2R1 = 2.3 = 6.
Câu 6:
a) Cắt ngắn dây đi 2m thì 10m còn lại có điện trở: R = 10.36/12 = 30Ω.
b) Nối thêm một dây điện trở khác giống như loại dây trên dài 5m. Chiều dài khi này là 17m, dây này có điện trở R’ = 17.36/12 = 51Ω.
Câu 7:
Điện trở của hai dây dẫn lần lượt là R1; R2.
Tỉ số điện trở của hai dây dẫn: R1/R2 = 30/10 = 3.
Vậy điện trở của dây dẫn thứ nhất gấp ba lần điện trở của dây thứ hai.