Phần trắc nghiệm
Câu 1:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở R2 = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là
A. 34m B. 170m C. 85m D. 11,76m
Câu 2:Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số R1/R2 = 5. Vậy tỉ số l2/l1 là
A. 0,2 B. 2,5 C. 0,5 D. 0,25
Câu 3:Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là
A. 1Ω B. 2Ω C. 3Ω D. 4Ω
Câu 4:Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S2 và điện trở 12Ω. Tỉ số S1/S2 bằng
A. 1/2 B. 2 C. 1/3 D. 3
Câu 5:Hai dây dẫn làm từ hợp kim cùng loại, dây thứ nhất có chiều dài l, có tiết diện đường kính d và có điện trở là R1 = 12Ω. Biết chiều dài của nó là l’ = 2l và tiết diện có đường kính d’ = 2d, điện trở của dây dẫn thứ hai là
A. 2Ω B. 3Ω C. 6Ω D. 18Ω
Phần tự luận
Câu 6:Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dẫn có l1 có điện trở R1 và dây kia dài l2, có điện trở R2. Hãy tính tỉ số R1/R2 ?
Câu 7:Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 2,5mm2 và có điện trở R1 = 330Ω. Hỏi dây thứ hai có tiết diện 12,5mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:C
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra tỉ số R1/R2 = l1/l2 => l2 = l1. R2/R1 = 10.17/2 = 85m
Câu 2:A
Từ công thức R = ρ l/S , suy ra tỉ số R1/R2 = l1/l2 = 5 => l1/l2 = 1/5 = 0,2.
Câu 3:B
Điện trở R = U/I = 30/0,125 = 240Ω.
Điện trở của đoạn dây dài 1m: R = (240×1)/120 = 2Ω.
Câu 4:D
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên
R1/R2 = S2/S1 = 1/3 => S1/S2 = 3
Câu 5:C
Vì d’ = 2d nên S’ = 4S. Điện trở của dây dẫn thứ hai giảm 2 lần R1 = 2R2 => R2 = 6Ω.
Câu 6:
Từ công thức R = ρ. l/S , suy ra tỉ số R1/R2 = l1/l2 = 1/8
Câu 7:
Điện trở của dây dẫn thứ hai là: R2 = (R1.S1)/S2 = 330.2,5/12,5 = 66Ω.