Câu 1: Hãy chọn câu đúng:
A. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó.
B. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất mà thước đo có thể đo được.
C. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.
D. GHĐ của thước đo độ dài là độ dài của cái thước.
Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả sau đây, cách ghi nào là đúng?
A. 2000mm. B. 200cm. C. 20dm. D. 2m.
Câu 3: Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít.
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.
B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.
Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới gần vạch 84 cm3. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
A. 34cm3. B. 34,0 cm3. C. 33cm3. D. 33,0cm3.
Câu 5: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì?
A. Thể tích của hộp mứt.
B. Khối lượng của mứt trong hộp.
C. Sức nặng của hộp mứt.
D. Khối lượng và sức nặng của hộp mứt.
Câu 6: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà cần cẩu đã phải tác dụng vào thùng hành để nâng thùng hàng lên.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tầu tác dụng vào làm cho các toa tầu chuyển động.
Câu 7: Chuyển động nào dưới đây không có sự biến đổi?
A. Một chiếc tàu hỏa đang chạy bỗng bị hãm phanh, tàu dừng lại.
B. Kim đồng hồ chạy đúng thời gian.
C. Một người đi xe đạp đang xuống dốc.
D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 5000km/h.
Câu 8: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ. Lực hút của nam châm đã đưa ra sự biến đổi nào?
A. Quả nặng bị biến dạng.
B. Quả nặng dao động.
C. Quả nặng chuyển động lại gần nam châm.
D. Quả nặng chuyển động ra xa nam châm.
Câu 9: Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là:
A. 1g. B. 10g. C. 100g. D. 1000g.
Câu 10: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?
A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên một cánh cửa làm cành cửa quay.
B. Lực của một lực sĩ đang giơ quả tạ trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.
C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.
D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật.
Câu 11: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.
B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm lò xo dãn ra.
C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.
D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
Câu 12: Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào một đầu lò xo, lò xo dãn ra 1cm. muốn làm lò xo dãn ra 3cm phải làm như thế nào?
A. Treo thêm một quả nặng 50g.
B. Thay quả nặng 50g bằng quả nặng 100g.
C. Treo thêm quả nặng 100g.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 13: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của nam châm lên tấm sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng.
Câu 14: Cho một khối chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 10cm3. Khối lượng của khối chì bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của khối chì bằng 11300kg/m3.
A. 113kg. B. 113g. C. 11,3kg. D. 1,13g.
Câu 15: Một vật có khối lượng bằng 0,8 tấn và có thể tích bằng 1m3. Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật đó nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 80N/m3. B. 800N/m3. C. 8000N/m3. D. 800N/dm3.
Câu 16: Một cái cột trụ bằng sắt có thể tích bằng 2m3. Và nặng 15,6 tấn. Khối lượng riêng của sắt nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 11300kg/m3. B. 7800kg/m3. C. 2700kg/m3. D. 1000kg/m3.
Câu 17: Đơn vị đo khối lượng riêng là:
A. N/m3. B. Kg.m2.
C. Kg. D. Kg/m3.
Câu 18: Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng.
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
Những cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cách 1 và 3. B. Cách 1 và 4.
C. Cách 2 và 3. D. Cách 2 và 4.
Câu 19: Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ta có thể:
A. Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
C. Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
D. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 20: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã dùng lần lượt 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực tương ứng nhỏ nhất là: F1 = 100N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N.
Hỏi tấm ván nào dài nhất?
A. Tấm ván 1. B. Tấm ván 2.
C. Tấm ván 3. D. Tấm ván 4.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Chọn C.
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn C.
Câu 4: Chọn A.
Câu 5: Chọn B.
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn D.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn B.
Câu 11: Chọn D.
Câu 12: Chọn C.
Câu 13: Chọn C.
Câu 14: Chọn D.
Câu 15: Chọn C.
Câu 16: Chọn B.
Câu 17: Chọn D.
Câu 18: Chọn B.
Câu 19: Chọn D.
Câu 20: Chọn B.