Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. Bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng
A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.
C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Câu 4: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30
0.
D. Góc khúc xạ nằm trong môi trường nước.
Câu 5: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.
D. chùm tia ló song song khác.
Câu 6: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. ảnh thật, cùng chiều với vật.
C. ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh là
A. ảnh thật, ngược chiều với vật.
B. ảnh thật luôn lớn hơn vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật.
D. ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau.
Câu 8: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A. 8cm.
B. 16cm.
C. 32cm.
D. 48cm.
Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ lớn hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một đoạn
A. f < OA < 2f.
B. OA > 2f.
C. 0 < OA < f.
D. OA = 2f.
Câu 10: Thấu kính phân kì có thể
A. làm kính đeo chữa tật cận thị.
B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ.
D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô.
Câu 11: Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là
A. 15cm.
B. 20cm.
C. 25cm.
D. 30cm.
Câu 12: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là
A. 12,5cm.
B. 25cm.
C. 37,5cm.
D. 50cm.
Câu 13: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f, có A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ cao bằng nửa vật AB khi
A. OA < f.
B. OA=f .
C. OA >f.
D. OA = 2f.
Câu 14: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:
A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 15: Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là
A. 1cm.
B. 1,5cm.
C. 2cm.
D. 2,5cm.
Câu 16: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là
A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo lớn hơn vật.
C. Ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. Ảnh thật lớn hơn vật.
Câu 17:
: Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
A. 0,5cm.
B. 1,0cm.
C. 1,5cm.
D. 2,0cm.
Câu 18: Tác dụng của kính lão là để
A. nhìn rõ vật ở xa mắt.
B. nhìn rõ vật ở gần mắt.
C. thay đổi võng mạc của mắt.
D. thay đổi thể thủy tinh của mắt
Câu 19: Tác dụng của kính cận là để
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
Câu 20: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.
Câu 21:
: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là
A. f = 5m.
B. f = 5cm.
C. f = 5mm.
D. f = 5dm.
Câu 22: Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức:
A. G = 25.
.
B. G = .
C. G = 25 +
.
D. G = 25 –
.
Câu 23: Mắt cận cần đeo loại kính
A. phân kỳ để nhìn rõ các vật ở xa.
B. hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa.
C. phân kỳ để nhìn rõ các vật ở gần.
D. hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
Câu 24: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ
A. Giảm đi một nửa.
B. Giảm đi bốn lần
C. Tăng lên gấp đôi.
D. Tăng lên gấp bốn.
Câu 25: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ
A. tăng 10
2 lần.
B. giảm 10
2 lần.
C. tăng 10
4 lần.
D. giảm 104 lần.
Câu 26: Cùng công suất điện P
được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là
A. Lớn hơn 2 lần.
B. Nhỏ hơn 2 lần.
C. Nhỏ hơn 4 lần.
D. Lớn hơn 4 lần.
Câu 27: Trên một đường dây truyền tải điện có công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ
A. Giảm đi tám lần.
B. Giảm đi bốn lần.
C. Giảm đi hai lần.
D. Không thay đổi.
Câu 28: Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là
A. 40V.
B. 400V.
C. 80V.
D. 800V.
Câu 29: Máy biến thế là thiết bị
A. Giữ hiệu điện thế không đổi.
B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.
C. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều.
D. Biến đổi cường độ dòng điện không đổi.
Câu 30: Máy biến thế là thiết bị dùng để biến đổi hiệu điện thế của dòng điện
A. Xoay chiều.
B. Một chiều không đổi.
C. Xoay chiều và cả một chiều không đổi.
D. Không đổi.
Câu 31: Máy biến thế dùng để:
A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.
B. Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.
C. Tạo ra dòng điện một chiều.
D. Tạo ra dòng điện xoay chiều.
Câu 32: Trong máy biến thế :
A. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn sơ cấp.
B. Cả hai cuộn dây đều được gọi chung là cuộn thứ cấp.
C. Cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp.
D. Cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp.
Câu 33 Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường trong lõi sắt từ sẽ
A. Luôn giảm.
B. Luôn tăng.
C. Biến thiên.
D. Không biến thiên.
Câu 34: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ
A. Giảm 3 lần.
B. Tăng 3 lần.
C. Giảm 6 lần.
D. Tăng 6 lần.
Câu 35: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ
A. Giảm 3 lần.
B. Tăng 3 lần.
C. Giảm 6 lần.
D. Tăng 6 lần.
Câu 36: Gọi n
1; U
1 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp. Gọi n
2 ; U
2 là số vòng dây và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến thế. Hệ thức đúng là
A. = .
B. U
1. n
1 = U
2. n
2 .
C. U
1 + U
2 = n
1 + n
2 .
D. U
1 – U
2 = n
1 – n
2
Câu 37: Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220V phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là
A. Sơ cấp 3458 vòng, thứ cấp 380 vòng.
B. Sơ cấp 380 vòng, thứ cấp 3458 vòng.
C. Sơ cấp 360 vòng, thứ cấp 3300 vòng.
D. Sơ cấp 3300 vòng, thứ cấp 360 vòng.
Câu 38: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là
A. 50V.
B. 120V.
C. 12V.
D. 60V.
Câu 39: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và 12V. Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là 440 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp
A. 240 vòng.
B. 60 vòng.
C. 24 vòng.
D. 6 vòng.
Câu 40:
: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 110V và 220V. Nếu số vòng dây cuộn thứ cấp là 110 vòng, thì số vòng dây cuộn sơ cấp là
A. 2200 vòng.
B. 550 vòng.
C. 220 vòng.
D. 55 vòng.
ĐÁP ÁN
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
D |
B |
D |
A |
B |
A |
A |
D |
A |
A |
A |
D |
B |
B |
A |
C |
B |
B |
B |
D |
CÂU |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
ĐA |
B |
B |
A |
B |
D |
C |
A |
D |
C |
A |
B |
C |
C |
A |
B |
A |
D |
C |
C |
D |