Bài 20.1 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng,
C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng.
Trả lời:
Chọn C. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít đúng là: Khí, lỏng, rắn.
Bài 20.2 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng,
C. Khối lượng riêng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.
Trả lời:
Chọn C. Khối lượng riêng
Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng khối lượng riêng của nó thay đổi. Vì rằng khối lượng riêng D = m/V khi chất khí trong bình nóng lên thì V tăng mà m không đổi nên D giảm.
Bài 20.3 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Hãy tiên đoán hiện tượng nào xảy ra khi dùng tay áp chặt vào bình cầu trong thí nghiệm vẽ ở hình 20.3a và 20.3b.
Làm thí nghiệm kiểm chứng và giải thích.
Trả lời:
Khi áp chặt tay vào bình ta làm cho không khí trong bình nóng lên, nở ra. Do không khí nở ra, giọt nước màu ở hình 20.3a dịch chuyển về phía bên phải. Ở hình 20.3b, do không khí nở ra nên có một lượng không khí thoát ra ở đầu ống thủy tinh, tạo ra những bọt không khí nổi lên mặt nước.
Bài 20.4 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Khoanh tròn chữ cái chỉ thứ tự của các cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu:
Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên và bay lên tạo thành mây.
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Trả lời
Chọn C.
Điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên tạo thành mây.
Bài 20.5 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phổng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phổng lên. Hãy nghĩ ra một thí nghiệm chứng tỏ cách giải thích trên là sai.
Trả lời:
Chỉ cần dùi một lỗ ở quả bóng cho không khí có thể thoát ra ngoài khi được nhúng vào nước nóng sẽ không phồng lên như cũ, vì vậy nói vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bỏng phổng lên là sai
Bài 20.6 trang 64 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Người ta đo thể tích của một lượng khí ở nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:
Nhiệt độ (°C) | 0 | 20 | 50 | 80 | 100 |
Thể tích (lít) | 2,00 | 2,14 | 2,36 | 2,60 | 2,72 |
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét về hình dạng của đường này.
Trục nằm ngang là trục nhiệt độ: 1cm biểu diễn 10°c. Trục thẳng đứng là trục thể tích: lcm biếu diễn 0,2 lít
Trả lời:
Đường biểu diễn là đường thẳng (H.20.1).
Bài 20.7 trang 64 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Làm thế nào để giọt nước trong ống thủy tinh ở hình 20.4 dịch chuyển?
A. Chỉ có thể đặt bình cầu vào nước nóng.
B. Chỉ có thể đặt bình cầu vào nước lạnh.
C. Chỉ có thể xoa hai tay vào nhau rồi áp vào bình cầu.
D. Cả ba cách làm trên đều được.
Trả lời
Chọn D
Để giọt nước trong ống thủy tinh ở hình 20.4 dịch chuyển ta có thể:
+ đặt bình cầu vào nước nóng.
+ đặt bình cầu vào nước lạnh.
+ xoa hai tay vào nhau rồi áp vào bình cầu.
Vậy câu trả lời đầy đủ là D
Bài 20.8 trang 64 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín làm bằng inva (một chất rắn hầu như không dãn nở vì nhiệt), thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?
A. Khối lượng riêng.
B. Khối lượng.
C. Thế tích.
D. Cả ba phương án A, B, C đều sai.
Trả lời:
Chọn D
Bình kín làm bằng inva (một chất rắn hầu như không dãn nở vì nhiệt) nên khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình thì cả thể tích, khối lượng và khối lượng riêng hầu như không đổi.
Bài 20.9 trang 64 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tính gắn vào bình cầu:
A. dịch chuyển sang phải.
B. dịch chuyển sang trái,
C. đứng yên.
D. mới đầu dịch chuyển sang trái một chút, sau đó sang phải.
Trả lời:
Chọn D
Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tinh gắn vào bình cầu mới đầu dịch chuyển sang trái một chút, do bình thủy tinh tiếp xúc với tay nóng lên nở ra còn chất khí chưa nở kịp, sau đó chất khí cũng nóng lên và nở nhiều hơn bình nên đẩy giọt nước sang phải.
Bài 20.10 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của các chất khí ô-xi, hi-đrô và cac-bo-nic là đúng khi làm thí nghiệm như mô tả ở bài 20.9 với các chất khí này?
A. Hi-đrô nở vì nhiệt nhiều nhất.
B. Cac-bo-nic nở vì nhiệt ít nhất,
C. Ô-xi nở vì nhiệt ít hơn hi-đrô nhưng nhiều hơn cac-bo-nic.
D. Cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.
Trả lời:
Chọn D
Từ thí nghiệm như mô tả ở bài 20.9 về sự nở vì nhiệt của các chất khí ô- xi, hi-đrô và các-bô-níc ta thấy cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.
Bài 20.11 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Thí nghiệm vẽ ở hình 20.6 dùng để xác định xem thể tích củakhông khí tăng thêm bao nhiêu so với thể tích ban đầu khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1°C. Giá trị này là , trong đó AV là độ tăng thể tích ban đầu của nó. Biết thể tích không khí ở nhiệt độ ban đầu là 100cm3, ĐCNN của ống thủy tinh là 0,5cm3. Hãy dựa vào thí nghiệm trong hình để xác định α.
Trả lời:
Giọt nước dịch 7 độ chia vậy độ tăng thể tích: ∆VT = 7.0,5 = 3,5cm3
Độ tăng cho 1°C là ΔV = 3,5cm3/9,5 = 0,3684cm3
Giá trị
Bài 20.12 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Ô chữ về sự nở vì nhiệt.
Hàng ngang
1. Một cách làm cho thế tích của vật rắn tăng.
2. Hiện tượng xảy ra khi vật rắn được nung nóng.
3. Một trong những nguyên nhân làm cho thể tích chất khí tăng.
4. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng.
5. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.
6. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
7. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt cùa chất khí và chất lỏng.
8. Đơn vị của đại lượng này là °c.
9. Từ dùng để chỉ sự thay đổi thể tích cùa vật rắn khi bị hơ nóng
Hàng dọc được tô đậm
Từ xuất hiện nhiều nhât trong các bài từ 18 đến 21.
Trả lời
Ô chữ về sự nở vì nhiệt