. Bài C1 trang 4 sgk vật lí 7
C1. Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau?
Hướng dẫn giải:
Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt. Vậy mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2. Bài C2 trang 4 sgk vật lí 7
C2. Bố trí thí nghiệm như hình 1.2a,b. Mảnh giấy trắng dán lên thành màu đen bên trong một hộp kín. Trường hợp nào dưới đây ta nhìn thấy mảnh giấy trắng:
a) Đèn sáng (hình 1.2a)
b) Đèn tắt (hình 1.2b)
Vì sao lại nhìn thấy?
Hướng dẫn giải:
Ta nhìn thấy mảnh giấy trắng khi đèn bật sáng. Đó là vì đèn chiếu sáng mảnh giấy rồi mảnh giấy hắt lại ánh sáng, cuối cùng ánh sáng truyền vào mắt ta. Tức là ta nhìn thấy mảnh giấy trắng vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta.
3. Bài C3 trang 5 sgk vật lí 7
C3. Trong thí nghiệm ở hình 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vì từ hai vật đó đều có ánh sáng đến mắt ta. Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới.
Hướng dẫn giải:
+ Dây tóc bóng đèn tự nó phát ta ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó
+ Vậy dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng gọi chung là vật sáng.
4. Bài C4 trang 5 sgk vật lí 7
C4. Trong cuộc tranh luận được nêu ở phần mở bài, bạn nào đúng? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Bạn Thanh đúng vì tuy đèn có bật sáng nhưng không chiếu thẳng vào mắt ta nên ta không nhìn thấy.
5. Bài C5 trang 5 sgk vật lí 7
C5. Trong thí nghiệm ở hình 1. 1, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.
Hướng dẫn giải:
Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn pin chiếu sáng thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.