- Cận thị: khi bạn nhìn các vật ở xa bị mờ
- Viễn thị: khi bạn nhìn các vật ở gần bị mờ
- Loạn thị: khi bạn nhìn hình bị méo mó, do giác mạc cong bất thường
Nguyên nhân:
- Do thời lượng nhìn gần trong thời gian dài dưới ánh sáng nhân tạo chiếm đa số
- Thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như: máy vi tính, ti vi, điện thoại, ... khiến mắt phải điều tiết nhiều, liên tục.
- Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng kém, ánh sáng xanh.
- Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A
- Yếu tố di truyền
- Cấu trúc nhãn cầu dài
Triệu chứng:
- Không đọc được các chữ nhỏ trên bảng
- Nheo mắt khi nhìn các vật ở xa
- Để sách rất gần mắt khi đọc
- Không nhìn rõ các vật ở xa nhưng nhìn rõ vật ở gần
- Thấy mỏi mắt, căng thẳng khi cố gắng đọc trong nhiều giờ
- Có thể bị nhức đầu, nhức mắt
Phòng ngừa:
- Phải cân đối giữa thời gian nhìn gần, dưới ánh sáng nhân tạo với thời gian hoạt động ngoài trời. Cứ mỗi 45 - 60 phút học, xem tivi… trẻ cần được nghỉ ngơi, nhìn ra xa khoảng 10 - 15 phút.
- Để khoảng cách từ vật đến mắt hợp lý, đặt sách, vở, thiết bị nhìn cách mắt từ 30cm.
- Sử dụng ánh đèn vàng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Điều trị:
- Khi đã bị bệnh thì cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là trong việc đeo kính phù hợp với bệnh lý của mắt. Bởi khi đã mắc tật khúc xạ, dù chỉ 1 - 2 độ, nếu không đeo kính, thị lực cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Thường xuyên tái khám 6 tháng một lần để kiểm tra mắt.
- Cận thị: Đeo kính phân kỳ
- Viễn thị: Đeo kính hội tụ
- Loạn thị: Đeo kính trụ
- Hoặc phẫu thuật LASIK: Dùng tia laser làm thay đổi vĩnh viễn hình dạng của giác mạc giúp phục hồi tối đa thị lực tốt cho người bệnh. Lasik có nhiều ưu điểm vượt trội như không đau, thị lực phục hồi ngay sau mổ một ngày, biên độ điều trị rộng. Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại phẫu thuật khác, phẫu thuật LASIK cũng có thể có những nguy cơ nhưng tỷ lệ này rất thấp, trung bình chỉ từ 0,4 -1%.