Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ Lá đỏ.
Sách Giải
2023-10-25T04:06:16-04:00
2023-10-25T04:06:16-04:00
https://sachgiai.com/lop-8/viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-hinh-anh-em-gai-tien-phuong-trong-bai-tho-la-do-15308.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ tư - 25/10/2023 03:59
Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không dùng nhiều chi tiết để miêu tả hình ảnh những cô gái tiền phương.
Đoạn văn 1:
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.
Đoạn văn 2:
Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không dùng nhiều chi tiết để miêu tả hình ảnh những cô gái tiền phương. Mặc dù vậy họ vẫn hiện lên rất chân thực và rõ nét. Tác giả ví các cô gái tiền phương đáng đứng bên đường chỉ lối cho xe qua “như quê hương”. Điều đó cho thấy sự thân thuộc và quý mến mà ông dành cho những cô gái ấy. Ông không rõ tên hay tuổi của họ, nhưng trong hình dáng giàu sự hi sinh ấy, ông thấy được những người chị, người mẹ, người bà Việt Nam vĩ đại của mình. Đặc điểm ngoại hình duy nhất của những cô gái ấy được miêu tả, là cái vai áo đã bị sờn đi bởi chiếc súng trường. Chi tiết ấy vừa khắc họ sự khó khăn, vất vả trong một thời gian dài của các cô ở nơi đây, vừa chứng tỏ sự mạnh mẽ, can trường không hề kém cạnh các đắng nam nhi của họ. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, cho nên dù là phụ nữ, các cô gái cũng khoác súng trên vai, sẵn sàng chiến đấu với giặc bấy kì lúc nào. Tất cả những yêu thương, kính trọng và mong mỏi mà tác giả dành cho các cô gái ấy, đã được gói ghém lại trong lời hẹn gặp lại những “em gái tiền phương” tại Sài Gòn khi đất nước đã hòa bình.