Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)

Thứ tư - 05/07/2023 03:29
Soạn văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) - Trang 53, 54.
1. Trước khi nói
- Lựa chọn một sản phẩm văn hóa mà em yêu thích: có thể chọn một sản phẩm văn hóa riêng của vùng, miền nơi em sống (danh lam thắng cảnh, trang phục dân tộc, lễ hội, món ăn truyền thống,…) hoặc một sản phẩm văn hóa chung của đất nước (bánh chưng ngày Tết, múa rối nước, áo dài Việt Nam, phở,…).
- Để nêu được ý kiến xác đáng, em cần tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị của sản phẩm văn hóa truyền thống được lựa chọn trong cuộc sống hiện tại.
- Em có thể tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi như: Em sẽ trình bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hóa truyền thống? Ý kiến của em là gì? Vì sao em có ý kiến như vậy?
- Sắp xếp các ý thành một dàn ý với các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.
- Lựa chọn một số từ ngữ then chốt phù hợp với vấn đề trình bày.

2. Trình bày bài nói
- Mở đầu: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống và nêu khái quát ý kiến của em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại.
- Triển khai:
+ Nêu ngắn gọn một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống: nơi ra đời của sản phẩm, vị trí của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm,…
+ Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống (của quê hương, đất nước). Tùy theo đề tài và thời gian, có thể chọn trình bày ý kiến về một vài khía cạnh: hiện trạng, giá trị, hướng bảo tồn, phát triển,… sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại. Chú ý đưa ra các lí lẽ, bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của em.
+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp.
Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện tại.

Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)
Bài làm 1:
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”


Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến. Bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là mang rất nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc ngày tết. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của những món bánh này bạn nhé!

Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: “Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Lang Liêu – người con trai thứ sáu của vua Hùng bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: “Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ bảy. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người: nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày, trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Trên đây là bài trình bày của tôi về một sản phẩm văn hóa đặc chưng của đất nước, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Bài làm 2:
Nhắc đến Tết cổ truyền, ngoài hoa đào, hoa mai, cây quất thì bánh chưng cũng được coi là linh hồn của ngày Tết. Trên ban thờ ngày Tết có thiếu gì nhưng chắc chắn không bao giờ thiếu bánh chưng.

Xuất hiện từ thời vua Hùng, bánh chưng Việt Nam đã trở thành một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán.

Thông thường, để làm ra một chiếc bánh chưng cần phải có đủ các nguyên liệu bao gồm lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ béo ngậy, lạt buộc bánh, khuôn bánh.

Nguyên liệu thì đơn giản là vậy nhưng để làm ra một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh, đẹp mắt, ngon miệng thì chính là sự kỳ công khéo léo và tỉ mẩn của người làm.

Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.

Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lợn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.

Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Những chiếc bánh chưng xanh vẫn bình dị như thuở sơ khai của nó, và nó thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ Xoilac tv ⇔ Kênh 90Phut TV full HD ⇔ New88 ⇔ abc8 ⇔ GK88
truc tiep bong da xoi lac full HD ⇔ xem bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ https://nhacaiuytin.cash/ ⇔ Gemwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link trực tiếp bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ jun88 ⇔ https://104.248.99.177/ ⇔ https://v8club.nl/
Socolive truc tiep bong da hom nay mien phi ⇔ Tỷ lệ kèo bóng đá hôm nay ⇔ UK88 ⇔ https://789bet.agency/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay ⇔ https://nhatvip99.com/
⇔ https://789bethv.com/ ⇔ Hitclub ⇔ Jun88 ⇔ shbet ⇔ https://okvipno1.com/ ⇔ https://choangclub.bar
luongsontv ⇔ sin88.run ⇔ choáng club ⇔ Go88 ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ 789BET ⇔ HI88 ⇔ N88
789bet ⇔ 789bet ⇔ https://hi88.garden/ ⇔ bet88 ⇔ hi88 ⇔ Hb88 ⇔ OKVIP
NEW 88 ⇔ NEW88 ⇔ Trang chủ Jun88 ⇔ Trang chủ Jun88 ⇔ 789 BET
Jun88 ⇔ Jun88 ⇔ Kuwin ⇔ https://i9bet.theater/ ⇔ https://sv88living5.living/ ⇔ For88 ⇔ 789WIN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây