Câu 1 - Trang 46: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ông Mặt Trời óng ánh
Ông Mặt Trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường.
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông
“Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi!”.
Hai ông cháu cùng cuối
Mẹ cười, đi bên cạnh.
Ông Mặt Trời óng ánh...
NGÔ THỊ BÍCH HIỀN
a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?
b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?
Trả lời:
a) Sự vật được nhân hoá trong bài thơ là Mặt trời.
b) Mặt trời được nhân hoá bằng cách gọi bằng đại từ xưng hô với người “ông”, các từ chỉ biểu cảm ở người: nhíu mắt, cười.
Câu 2 - Trang 46: Kiểu nhân hoá nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?
a) Buổi sớm, khi cậu gà ri tê tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất. (Theo TÔ HOÀI)
b) Bắt đền trăng đấy
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít.
Trái bòng chẳng thiết
Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng.
NGUYỄN ĐÌNH XUÂN
c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào. (Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG)
Trả lời:
Các kiểu nhân hoá được sử dụng trong các câu thơ, câu văn là:
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: cậu, chị, bác, lũ con, thím, ta.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: bắt đền, trốn, buồn, khóc, thút thít, chẳng thiết, nằm ườn, lặng câm, mắt, nhìn, xa vắng.
c) Nói với sự vật như nói với người: cô, chúng tôi, xôn xao, reo nhảy, mừng rỡ, tranh nhau hỏi, không còn biết trả lời.
Câu 3 - Trang 47: Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hoá.
Trả lời:
- Mỗi khi trời mưa, những chú ếch lại thi nhau kêu ồm oàm.
- Anh đèn học buồn rầu ngồi một góc với gương mặt ủ rũ vì lâu ngày cậu chủ không còn dùng tới mình.
- Chị ong nâu chăm chỉ đã bay khắp vườn hoa để kiếm ăn.