Câu 1 - Trang 58: Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si (trang 35)?
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mũi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mỗi tối nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cảnh mũi. Sầu riêng thơm mũi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong gia hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cảnh hoa nhỏ như vảy cả, hao hao giống cảnh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cảnh trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng Tư, tháng Năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.
MAI VĂN TẠO
Trả lời:
- Đoạn kết của cây si có hai câu và nói về lợi ích của cây si và tình cảm của tác giả với cây si.
- Đoạn kết của bài văn này lại nói về hình dáng của sầu riêng rồi đến tình cảm của tác giả.
Câu 2 - Trang 59: Viết kết bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:
a) Một đoạn kết bài mở rộng.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng.
Trả lời:
a) Một đoạn kết bài mở rộng:
Ta yêu loài hoa mười giờ không chỉ vì là loài hoa đẹp, mà còn vì sự đặc biệt trong cách gọi tên, sự kiên cường và bền bỉ khi dễ trồng đến thế! Hoa sớm tàn và cũng sớm tắt, cứ như muốn nói rằng: để có được loài hoa đẹp nhất, cần phải sự chuẩn bị kĩ càng và tốt nhất trong suốt thời gian còn lại của một ngày.
b) Một đoạn kết bài không mở rộng:
Hoa mười giờ là một loài hoa đặc biệt, khiến ai nghe rồi cũng phải nhớ tên.