Tiểu sử các nhạc sĩ Việt Nam và nước ngoài

Chủ nhật - 05/10/2014 04:31
Tiểu sử của nhạc sĩ trong nước như: Văn Cao, Lưu Hữu Phước , Phong Nhã, Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Huy Du, Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Đức Toàn và các nhạc sĩ nước ngoài như: Wolfgang Amadeus Mozart , Ludwig van Beethoven
TIỂU SỬ MỘT SỐ NHẠC SĨ VIỆT NAM
 
K6:Văn Cao: là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.
 
Một số tác phẩm: 
 
- Trước CM : Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Đàn chim Việt, Thăng Long HK ca, Tiến quân ca
 
- Trong K/c Chống Pháp(46-54):, Trường ca Sông Lô, Ca ngợi HCT, Ngày mùa, Tiến về Hà Nội...
 
Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
Nhận xét về VC- Đặng Thai Mai: Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
 
Lưu Hữu Phước (12/9/1921-12/6/1989 có những bút danh: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại Ô Môn, tỉnh Hậu Giang (nay là thành phố Cần Thơ). Thuở nhỏ được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandoline, guitare và tự học lý thuyết âm nhạc là một Nhạc sỹ lớn, tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ông là Giáo sư, Viện sỹ, Nhà lý luận âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa củaChính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
 
- 15,16 tuổi bắt đầu soạn nhạc
 
 Một số tác phẩm: 
 
- Trong chiến tranh Đông Dương, ông là tác giả của nhiều tác phẩm âm nhạc như Ca ngợi Hồ Chủ tịch, Đông Nam Á châu đại hợp xướng, Tuổi hai mươi,  Nông dân vươn mình...
 
- Từ năm 1965 -1755, ông đã ST các bài hát nổi tiếng: Dưới cờ Đảng vẻ vang, Tình Bác sáng đời ta, Bài hát Giải phóng quân, Giờ hành động, Hành khúc giải phóng, Xuống đường,Tiến về Sài Gòn, Giải phóng miền Nam
 
- T/p cho thiếu nhi:Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan, Múa vui.
 
Ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
 
Phong Nhã là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông sinh ngày 4 tháng 4 năm 1924, quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Cả cuộc đời ông gắn bó với hoạt động thiếu niên nhi đồng. Ông được coi là một nhạc sĩ của tuổi thơ vì đã sáng tác những bài hát cho phong trào ca hát của trẻ em ngay từ ngày đầu Cách mạng tháng Tám.
 
Những bài hát đó để lại ấn tượng sâu sắc trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong hơn nửa thế kỉ qua[cần dẫn nguồn]. Một số bài đã trở thành những bài ca truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Cùng nhau ta đi lên (nay là Đội ca), Kim Đồng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Đi ta đi lên,... Ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng là một trong những bài hát ông viết cho thiếu nhi. Bài hát ra đời vào cuối năm1945, là một trong những bài hát thiếu nhi hay nhất viết về đề tài "Bác Hồ với tuổi thơ". Tình cảm kính yêu của thiếu nhi Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh được tác giả khắc sâu vào trong giai điệu và lời ca chân thành, giản dị, tha thiết, với hình ảnh Hồ Chủ tịch bình dị và gần gũi: "dáng cao cao, người thanh thanh, mắt như sao, râu hơi dài".
 
K7:Hoàng Việt (28/2/1928– 31/12/1967). tên thật là Lê Chí Trực, quê xã an Hựu, huyện Cái Bè, TGiang.Ông có năng khiếu và đam mê âm nhạc nên sáng tác từ khi còn ít tuổi, năm 1944 đến
1945, ông đã có các ca khúc Chị cả, Biệt đô thành Hoàng Việt để lại nhiều ca khúc nổi tiếng: Lá xanh, Nhạc rừng, Lên ngàn, Mùa lúa chín và đặc biệt là Tình ca…, nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: “Sau hơn 40 năm, "Tình ca" vẫn ngân vang khắp nước. Hoàng Việt nằm lại dưới lòng đất; nhưng bài ca về những người mình yêu quý vẫn còn in đậm trong suy tư và tình cảm của nhiều người”.  Ông là một trong những nhạc sĩ đi đầu trong việc phát triển nhạc giao hưởng của Việt Nam. Bản giao hưởng Quê hương gồm 4 chương là tác phẩm nhạc giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam.

Hoàng Việt được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2011, Hoàng Việt được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký.
 
Đỗ Nhuận Sinh 10/12/1922quê ở thôn Hoạch Trạch xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương, lớn lên ở HPhòng.Ô là Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I, II từ 1958-1983,một trong những nhạc sĩ tiên phong của ÂNCM. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản Du kích Sông Thao nổi tiếng.-T/phẩm: Áo mùa đông, Du kích ca, Du kích sông thao, Chiến thắng Điện Biên,Việt Nam quê hương tôi, . Tôi thích thể thao (một bài hát vui, bắt đầu bằng toàn chữ T), Em là thợ quét vôi, Đường bốn mùa xuân.....
 
Ngoài sáng tác, Đỗ Nhuận còn viết báo, tham gia phê bình. Đỗ Nhuận mất 18 tháng 5 nǎm 1991 tại Hà Nội. Ô được NN truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
 
Huy Du, tên đầy đủ là Nguyễn Huy Du, có bí danh là Huy Cầm sinh 1/12/1926  tại xã Tân Chi huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là một nhạc sĩ chuyên về nhạc đỏ của Việt Nam.. Năm 1944, ông tham gia tổ chức Thanh niên cứu quốc và đến năm 1945 ông nhập ngũ
 
Thời kì đàu chống Pháp có TP: Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô
 
Kháng chiến chống Mỹ ông đã viết rất nhiều ca khúc tràn đày khí thế hào hùng, phóng khoáng, đậm chất trữ tình CM, trong đó có những ca khúc được phổ biến rộng rãi như: Thề bảo vệ Tổ quốc, Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung), Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Chưa hết giặc ta chưa về, Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách), Nổi lửa lên em (phỏng thơ Giang Lam), Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Đêm Trường Sơn…-Huy Du đã từng là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III, Đại biểu Quốc hội khoá VII, khóa VIII, P.Chủ nhiệm UBVH-GDQuốc hội khoá VIII. Ông từng là P.Chủ tịch Hội hữu nghị VN-Trung Quốc. Ông nghỉ hưu vào năm 1990.- Ông mất 17/12/2007, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thọ 82 tuổi. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 cho các tác phẩm Bế Văn Đàn sống mãi, Đường chúng ta đi, Anh vẫn hành quân, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Nổi lửa lên em.
 
K8:Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích, bút danh Hồ Thuận An, sinh năm 1928, quê quán Hải Lăng, Quảng Trị. Ông còn từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tinViệt Nam.Trần Hoàn tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 16, 17 tuổi.Ông t/gia hoạt động ÂN từ thời k/c chống Pháp, có t/p: Sơn nữ ca, Lời người ra đi. K/c chống Mĩ: Lời ru trên nương, Tình ca mùa xuân, Nắng tháng Ba, Một mùa xuân nho nhỏ... và mang đậm chất dân ca như Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Thăm bến Nhà Rồng...Ông được NN trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. Ông mất ngày 23/11/2003 ở Hà Nội. 
 
Hoàng Vân tên thật là Lê Văn Ngọ, sinh ngày 24/7/1930 tại Hà Nội, còn có bút danh là Y– Na, sinh ra trong một gia đình Nho học, là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam.
 
Ông t/g K/c chống pháp từ khi ít tuổi. bắt đầu sáng tác từ năm 1951. Hoàng Vân là một nhạc sĩ có nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng như: Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh giải phóng quân - chào mùa xuân đại thắng. Hai chị em, Người chiến sỹ ấy...... Sau 1975, ông có các sáng tác như: Bài ca xây dựng, Tình yêu của đất và nước, Hát về cây lúa hôm nay, Bài ca tình bạn, Tình ca Tây Nguyên,...Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em, Mùa hè (rút từ tổ khúc Bốn mùa), Con chim vành khuyên, Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia,... Ông được trao Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
 
Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924 tại Đà Nẵng, nhưng nguyên quán ở Điện Bàn, Quảng Nam, là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nền ÂN đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của ÂN Việt Nam trong thế kỉ XX. - Ông bắt đầu stác âm nhạc từ trước CM/8/45
 
Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm. Phan Huỳnh Điểu còn có nhiều ca khúc về đề tài tình yêu thành công như Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Người ấy bây giờ đang ở đâu... 
 
-Ngoài ra, ông còn sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi, tiêu biểu là: Đội kèn tí hon, Nhớ ơn Bác...Ông được mệnh danh là "Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam Ông được trao Giải thường HCM về VHNT.
 
Nguyễn Đức Toàn là một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam, sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội. Ông mang quân hàm đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, hiện đã nghỉ hưu. Ông đã được nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
 
- Tháng 8/1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội và đã viết bài hát đầu tiên Ca ngợi đời sống mới.
 
 Trong Kháng chiến chống Pháp, ông được biết đến qua bài hát nổi tiếng Quê em . Trong thời kì này, ông làm Phó đoàn Đoàn Văn công Việt Bắc, ông tham gia diễn kịch, vẽ minh hoạ, trình bày báo, và sáng tác âm nhạc, với những bài Chiều hậu phương, Lúa mới và một số ca cảnh.- Sau năm 1954, bài hát Mời anh đến thăm quê tôi đánh dấu bước chuyển trong sáng tác âm nhạc của ông. Trong thời kỳ này, ông sáng tác một loạt tác phẩm về các liệt sĩ như Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi...
 
-Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết các bài Đào công sự, Bài ca người lái xe, Nguyễn Viết Xuân cả nước yêu thương,Khâu áo gửi người chiến sĩ...
 
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông viết những bài hát nhạc nhẹ trữ tình như Từ ngày hôm nay, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng, Hà Nội một trái tim hồng

ÂN của ông phóng khoáng, tươi trẻ, đậm chất trữ tình mềm mại sâu sắc.
 
Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm: Quê em, Biết ơn chị Võ Thị Sáu,Đào công sự, Nguyễn Viết Xuân, Cả nước yêu thương, Tình em biển cả, Chiều trên bến cảng.
 
TIỂU SỬ NHẠC SĨ NƯỚC NGOÀI
 
Wolfgang Amadeus Mozart là thần đồng ÂN-thiên tài ÂN người Áo, thuộc trường phái cổ điển Viên Ô sinh 27/1/1756 trông một gia đình có truyền thống về ÂN. 
 
3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. năm tuổi soạn nhạc cho đàn phím và st nhạc múa, 6 tuổi viết những bản nhạc hòa tấu. Năm lên 7 cùng chị gái và cha đi biểu diễn khắp Châu âu. Những bản sonata cho violin được xuất bản khi cậu lên tám. 10 tuổi được tuyển dụng chơi violon trong dàn nhạc.. 14 tuổi được tặng học vị tiến sĩ tại Viện hàn Lâm Bôlônhơ(Ý). 
 
Cùng với biểu diễn, ông còn st rất nhiều thể loại từ khó đên phức tạp như: NK, GH, các bản sonate đến các ca khúc nhỏ xinh như Khát vọng mùa xuân…ở thể loại nào cũng đạt đến đỉnh cao.
Mười năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. Ông mất ngày 5/12/1791 và bị chôn cất vội vã trong khu nghĩa địa nghèo nàn của thành phố Vienna.
 
*Đặc điểm ÂN: 
 
Chủ đề: mang tính hiện thực, có ND sâu sắc,có tính nhân dân, đề cao tình yêu chung thủy và lòng cao thượng.
 
Giai điệu: tươi sáng, giản dị, mang đậm chất dân ca, gần gũi với ÂNDG
 
Các TP tiêu biểu: 
 
- 41 GH, tiêu biểu: GH.no.39 Esdur; GH.no.40 gmoll; GH.no.41 Cdur

 - 2 tập sonate cho piano, tiêu biểu: sonate.no.11 Adur

- 25 concerto cho các nhạc cụ và tp thính phòng

 - 15 bản thánh ca

- 23 NK thuộc các đề tài khác nhau, tiêu biểu: NK nghiêm chỉnh: Idomenay
 
NK hài hước:Đám cưới Figaro; NK dân tộc Đức,Áo: Cây sáo thần, Cuộc đột nhập vào Hoàng cung; NK bi hài: Dongiavan.
 
Cuộc đời ngắn ngủi của Mozat đã để lại cho đời 1 di sản ÂN khổng lồ với giá trị nghệ thuật đạt tới đỉnh cao chói lọi. Ông được mệnh danh là vị Hoàng đế trong tất cả các lĩnh vực ÂN.
 
NS người Nga vĩ đại- Rim xky cooc xa kôp có nhận xét về giai điệu và AN của Mozat: “Những giai điệu tinh tế, trong suốt đã bắt nguồn từ Mozat chảy đến Sopanh và Glinca,nó đã sống đến ngày nay và còn sống mãi. Thiếu nó ÂN sẽ trở nên mất thi vị”.
 
Ludwig van Beethoven  là NS vĩ đại người Đức, là người khổng lồ và được coi là đỉnh cao của trường phái Cổ điển Viên, là người cuối cùng của trường phái này. Sinh 16/12/1770 tại thành phố Bonn(Đức) trong một gia đình có truyền thống ÂN.
 
Ngay từ thuở thiếu thời, Ludwig đã tỏ ra có năng khiếu về âm nhạc. 6 tuổi, đã biểu diễn âm nhạc. 11 tuổi, làm nhạc sĩ trợ giúp đàn phong cầm. 12 tuổi biểu diễn violon và oorgan. 13 tuổi bắt đầu st và tên tuổi của Ô trở nên quen thuộc với người dân TP Bon. Ô có tài biểu diễn ngẫu hứng.  19 tuổi thôi ko học ở tường triết mà theo con đường st ÂN. Ô là cầu nối và nở ra con đường cho CNLM sau này.
 
*Đặc điểm ÂN: 
 
Chủ đề: Có t/c anh hùng CM, có kịch tính
 
Giai điệu: Có sự tương phản về hình tượng, có tính kịch.
 
Hình thức: Các tp đồ sộ nhưng có kết cấu chặt chẽ, thay chương Mơnuet thành skeszo, là người đầu tien viết sonate 4 chương.
 
*Các TP tiêu biểu: 
 
9 GH, tiêu biểu: No.3Eb; No.6.F; No.5 Cm; No.9 Dm.
 
11 Overture, tiêu biểu: Ecmông; Côrôlian.
 
32 sonate cho piano, tiêu biểu: No.1 Fm mang p/cách Cổ điển Viên; No.8,14,21,23 mang p/c anh hùng, lãng mạn; No.29 dùng kĩ thuật phức điệu.

Nhạc kịch: có 1 vở, 1 màn: Fiđelior.
 
Trong cuộc đời ông gặp nhiều khó khăn, đau khổ. Năm 1796 ông bị mắc bệnh điếc.
 
Beethoven bị cảm nặng vào cuối năm 1826, bị sưng phổi rồi qua đời vào ngày 26-3-1827.
 
Âm nhạc của Beethoven là cảm xúc trực tiếp chảy ra từ cá tính của người nhạc sĩ, vừa phong phú, vừa dữ dội, đôi khi lại hòa với sự buồn bã hay dịu dàng.

Ludwig van Beethoven là một trong các nhà sáng tác âm nhạc lớn nhất trong Lịch Sử, là nhân vật đã gây được ảnh hưởng rất sâu đậm về âm nhạc, đã mở đường cho các nhạc sĩ về sau dùng âm nhạc để tự do diễn tả các cảm xúc nội tâm. Ông để lại một tấm gương sáng về tinh thần và nghị lực, vượt lên mọi trông gai để thực hiện lí tưởng cao quý của cuộc đời mình là “phục vụ cho sự nghiệp giải phóng nhân loại”. Tên ruổi của ông không chỉ vang dội ở thế kỷ XIX mà còn sỗng mãi với thời gian.
 
 

Nguyễn Thị Bích

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây