Câu 1: Định nghĩa âm thanh. Kể tên các loại hình âm nhạc. Cho Ví dụ minh họa?
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật nhằm thể hiện nhận thức và cảm xúc của con người trước thiên nhiên và các mối quan hệ xã hội bằng ngôn ngữ của âm thanh. Đó là nghệ thuật diễn ra trong thời gian và được cảm thụ bằng thính giác.
- Có 2 loại hình âm nhạc:
+ Thanh nhạc:là loại âm nhạc có lời ca và do giọng con người diễn xướng
+ Khí nhạc:là loại hình âm nhạc không có lời ca mà chỉ do các nhạc cụ diễn tấu.
- Ví dụ: Hát oopera, hòa âm, xướng âm, nhạc của đàn piano, violong…….
Câu 2: Khái niệm âm thanh. Nêu chi tiết các thuộc tính của âm thanh?
- Âm thanh là một hiện tượng vật lí, đồng thời cũng là một cảm giác. Âm thanh phát ra là do sự dao động có chu kì của vật thể đàn hồi. tần số dao động càng lớn thì âm thanh càng cao và ngược lại. Âm thanh truyền đến tai người qua môi trường vật chất như không khí, nước…
- 4 thuộc tính:
+ Cao độ: là mức trầm bổng, cao thấp của âm thanh.
+ Trường độ: là mức đọ ngân dài nhiều hay ít của âm thanh.
+ Cường độ: là mức độ to nhỏ mạnh yếu của âm thanh.
+ Âm sắc: là tính đặc trưng của âm thanh, tạo nên do chất liệu và cấu tạo của vật phát ra âm.
Câu 3: Theo phân chia cao độ âm thanh chia làm bao nhiêu âm. Hãy kể tên và ghi ký hiệu của chúng. Giải thích thế nào về số lượng các âm khá nhiều trên piano?
- Có 7 âm: đồ (C), rê (D), mi (E), pha (F), son (G), la (A), si (B)
Câu 4: Hãy kể tên các thể loại âm nhạc mà e biết.
- Nhạc thiếu nhi
- Nhạc trữ tình
- Nhạc trẻ
- Nhạc tiền chiến
- Nhạc rock
- Nhạc dân ca
- Nhạc pop
Câu 5: Theo phân chia trường độ có bao nhiêu loại hình nốt nhạc. Hãy kể tên và nêu mối quan hệ trường độ của chúng?
- Có các loại hình nốt nhạc: nốt tròn, trắng, đen, móc đơn, móc kép, . .
Tròn = 4s = 2 trắng
Trắng = 2 đen
Đen = 2 đơn
Đơn = 2 kép
- Dấu lặng tròn, trắng, đen, đơn, đôi tương đương với mỗi hình nốt
Câu 6: Dấu lặng để làm gì? Hãy kể tên và nêu kí hiệu của chúng?
- Dấu lặng là sự ngân vang của âm Thanh. Đó cũng là biểu hiện của âm nhạc. Người ta dùng các dấu lặng để chỉ sự ngưng nghỉ của âm thanh. Dấu lặng cũng có các loại độ dài tương ứng với các hình nốt.
Câu 7: Dấu chấm dôi có ý nghĩa ntn? Cho Ví dụ?
Dấu chấm dôi có nghĩa là thừa ra, thêm vào.
Ví dụ: đen chấm dôi, trắng chấm đôi.
Câu 8: Dấu nối dấu luyến giống nhau và khác nhau ntn khi trình diễn.
Giống: Là vòng cung nối 2 hay nhiều nốt nhạc.
Khác:
- Dấu nối: cùng cao độ ở cạnh nhau, có tác dụng kéo dài nốt đứng trước. các nốt có quan hệ bởi dấu nối chỉ phát âm 1 lần với trường độ chung bằng tổng trường độ các nốt liên kết.
- Khác cao độ, chỉ định sự luyến âm khi biểu diễn, các nốt được liên kết bởi dấu luyến thường chỉ tương ứng với 1 chữ của lời ca.
Câu 9: Nghịch phách, đảo phách là gì. Cho ví dụ?
- Đảo phách: Là trường hợp 1 âm vang lên từng phách mạnh của nhịp sau, hoặc từ phần yếu của phách trước kéo dài sang phần mạnh cuả phách sau . làm cho trọng âm của tiết tấu lệch khỏi trọng âm của tiết nhịp.
- Nghịch phách: Là trường hợp 1 âm vang lên từ phách yếu hoạc phần yếu của phách, trước 1 dấu lặng ở phách mạnh hoặc phần mạnh của phách.
Ví dụ: đảo phách từ nhịp này sang nhịp khác.
Câu 10: Số chỉ nhịp có ý nghĩa như thế nào?
Mỗi tiết nhịp tạo thành một loại nhịp và được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Đó là cặp chữ số được ghi ở đầu bản nhạc, sau hóa biểu:
- Số ở trên: Chỉ số phách có trong mỗi ô nhịp
- Số ở dưới: Chỉ giá trị trường độ của mỗi phách bằng một phần mấy nốt tròn.
Ví dụ: - Tiết nhịp” mạnh yếu” được thể hiện ở nhịp 2/4. Số 2 chỉ mỗi nhịp có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ. Số 4 chỉ trường độ mỗi phách bằng 1/4 nốt tròn, tức là một nốt đen.
- Tiết nhịp “mạnh - yếu - yếu” được biểu thị ở số chỉ nhịp 3/4 . Số 3 chỉ nhịp có 3 phách, phách đầu mạnh, 2 phách sau nhẹ. Số 4 chỉ trường độ bằng 1/4 nốt tròn.
Câu 11: Tính số cung các âm liền kề theo 1 số ô nhịp?
Câu 12: có bao nhiêu loại dấu hóa, đặt ở đâu, nêu kí hiệu và tác dụng của nó?
Có 2 loại dấu hóa:
- Dấu hóa bất thường:đặt trước một nốt nhạc bất kì nào đó trên khuôn nhạc , chỉ có hiệu lực trong 1 ô nhịp đối với những âm cùng tên đứng sau nó.
- Dấu hóa thường xuyên:đặt ở đầu mỗi khuôn nhạc, sau khóa nhạc, trên vị trí của nốt nhạc cần chuyển hóa, có hiệu lực đối cới tất cả các nốt nhạc cùng tên trong cả khuôn nhạc.
Câu 13: Trình bày thứ tự xuất hiện của dấu hóa trên hóa biểu?
Do nguyên tắc thành lập các Gam, các dấu hóa ghi trên hóa biểu phải tuân theo thứ tự sau:
- Hóa biểu các dấu thăng: fa#, do#, son#, re#, la#, mi#, si#.
- Hóa biểu các dấu giáng: si, mi, la, re, son, do, fa.
(Các thứ tự trên có nghĩa là: nếu hóa biểu có 1 dấu # thì phải là fa# và được ghi ở vị trí nốt phá (dòng 5), nếu 2 dấu thăng thì phải ghi ở vị trí fa# và do#, ghi ở vị trí các nốt phá và đố. Tương tự nếu 1 dấu giáng thì phải là sib và ghi ở nốt si, nếu có 2 dấu b thì phải là sib và mib và ghi ở vị trí nốt si và mi.
- Hóa biểu không có dấu hóa: không có dấu hóa cũng là một hóa biểu. đó là hóa biểu của giọng đô trưởng hoặc la thứ.
Trong ca khúc thông thường người ta dùng hóa biểu k quá 5 dấu hóa.
Câu 14: trình bày cách xác định giọng?
- Xem hóa biểu:tùy theo số dấu hóa trên hóa biểu ta biết được 2 giọng trưởng thứ song song.
- Xem nốt nhạc kết thúc giai điệu của tác phẩm.