Câu 1 (3 điểm). Em hãy cho biết thế nào là tự trọng?
Câu 2 (2 điểm). Em hãy dùng những cụm từ cho sẵn sau đây để điền vào chỗ trống của câu danh ngôn sau cho đúng:
Cụm từ cho sẵn: số phận, nhỏ nhen, tự trọng, bão táp;
Chỉ có tính tự lập và (1) ………. mới có thể nâng chúng ta lên trên những (2) ……… của cuộc sống và những (3) ……… của (4) ……. (A.x. Pu-skin).
Câu 3 (5 điểm). Cho tình huống:
Giờ kiểm tra môn GDCD, vì không học bài Hà đã cầu cứu Nam, Nam không đồng ý cho Hà chép bài của mình. Hà giận và không chơi với Nam nữa
Em hãy nhận xét hành vi của Hà và Nam?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 8
Câu 1 (3 điểm). Học sinh nêu được: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác nhắc nhở, chê trách.
Câu 2 (2 điểm). Học sinh điền đúng mỗi cụm từ vào chỗ trống được 0,5 điểm:
(1); tự trọng;
(2): nhỏ nhen;
(3): bão táp;
(4): số phận.
Câu 3 (5 điểm). Học sinh trình bày theo cách của mình nhưng đảm bảo nêu được:
* Hành vi của bạn Nam là đúng, vì Nam muốn kết quả bài kiểm tra đúng thực chất sức học của bạn. Qua đó, Hà sẽ cố gắng học tập để tiến bộ chứ không phải học vì điểm số. Nam là người trung thực và còn là một người bạn tốt. (2,5 điểm)
* Hành vi của Hà rất đáng chê trách, vì vào giờ kiểm tra nhưng bạn lại không làm bài. Trong giờ kiểm tra đã trao đổi và cầu cứu bạn là vi phạm kỉ luật và làm ảnh hưởng đến người khác, lại còn tìm cách trả thù bạn khi bạn không bày bài cho mình. Hà là người thiếu lòng tự trọng, nhỏ nhen, không biết phân biệt tốt xấu. (2,5 điểm)