A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình là
A. Sản xuất kinh tế
B. Thỏa mãn nhu cầu.
C. Sản xuất của cải vật chất.
D. Quá trình sản xuất.
Câu 2: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị, giá trị sử dụng.
B. Giá trị, giá trị trao đổi.
C.Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.
D. Giá trị sử dụng.
Câu 3: Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa.
B. Trao đổi hàng hóa.
C. Thực hiện.
D. Đánh giá
Câu 4: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào đâu?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt
C. Thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa
D. Thời gian cần thiết.
Câu 5: Cạnh tranh là
A. sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
B. sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
C. sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
D. sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá……
Câu 6: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.
B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Một động lực kinh tế.
D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 7: Nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?
A.4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 8: Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào?
A.Cần thiết
B. Chủ đạo
C. Then chốt
D. Quan trọng.
Câu 9:
: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Máy khâu.
B. Kim chỉ.
C. Vải.
D. Áo, quần.
Câu 10: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?
A. sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.
B. sản xuất của cải vật chất giúp con người nhanh giàu hơn.
C. sản xuất của cải vật chất giúp xã hội tiến bộ.
D. sản xuất của cải vật chất giúp con người có văn hóa.
Câu 11: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất trong yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
A. Vì sức lao động có tính sáng tạo.
B. Vì sức lao động của mỗi người là không giống nhau.
C. Vì sức lao động không mua được bằng tiền.
D
. Vì sức lao động phải mua bằng rất nhiều tiền
Câu 12: Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?
A. Ong đang xây tổ.
B. Anh A đang xây nhà.
C. Chim tha mồi về tổ.
D. Hùng đang nghe nhạc.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (1,0điểm):
Cạnh tranh là gì?
Câu 2: (1,0 điểm)
Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau đây?
Câu 3: (2,0 điểm)
Hôm qua trên đường về quê ngoại, Hùng thấy hai bên đường đã thay đổi hoàn toàn. Cùng ngày này năm ngoái, hai bên đường bạt ngàn cây chôm chôm mà năm nay chẳng thấy cây nào hết, thay vào đó là bạt ngàn cây cam. Hùng đem thắc mắc này hỏi Bảo. Bảo trả lời: “ cậu học rồi mà chẳng hiểu gì hết, năm ngoái người ta trồng chôm chôm không lãi bằng trồng cam thì năm nay người ta chuyển sang trồng cam chứ sao. Theo cậu hiện tượng này là do yếu tố nào điều tiết?
1/ Câu trả lời của Bảo đã đúng chưa?
2/ Nếu em là Hùng em sẽ trả lời câu hỏi của Bảo như thế nào?
ĐÁP ÁN
Câu 1: Hs cần nêu được
- Khái niệm cạnh tranh: Là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi nhuận (1,0 đ)
Câu 2: Hs cần nêu được (1,0 đ)
• Người thứ 1: Có thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận nhiều hơn mức lợi nhuận trung bình.
• Người thứ 2: Có thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận trung bình.
• Người thứ 3: Có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị nên bị thua lỗ.
Câu 3: Hs giải quyết tình huống với lí lẽ thuyết phục: (2,0 đ)
- Câu trả lời của Bảo là đúng.
- Do quy luật cung – cầu và quy luật giá trị điều tiết.