Câu 1 trang 152 SGK Công nghệ 10
Em hãy cho biết kinh doanh là gì? Có những lĩnh vực kinh doanh nào?
Trả lời:
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh là việc thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm thu lợi nhuận, chúng bao gồm: sản xuất, dịch vụ, mua - bán hàng hóa (thương mại)... (chính là các loại hình kinh doanh tương ứng).
Câu 2 trang 152 SGK Công nghệ 10
Thế nào là cơ hội kinh doanh?
Trả lời:
Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh (doanh nghiệp) thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).
Câu 3 trang 152 SGK Công nghệ 10
Thị trường là gì và có những loại thị trường nào mà em biết?
Trả lời:
Thị trường:
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dich vụ.
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa những người bán và người mua. Người bán có thể là người sản xuất, người cung ứng. Người mua là những người có nhu cầu tiêu dùng những hàng hóa hoặc dịch vụ.
Một số loại thi trường:
Thị trường hàng hóa: thị trường hàng điện máy, thị trường hàng nông sản, thị trường vật tư nông nghiêp, thị trường vật liệu xây dựng...
Thị trường dịch vụ: du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông...
Thị trường trong nước: thị trường địa phương, thị trường toàn quốc
Thị trường nước ngoài: thị trường khu vực, thi trường thế giới.
Câu 4 trang 152 SGK Công nghệ 10
Doanh nghiệp là gì? Có những loại doanh nghiệp nào?
Trả lời:
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiên các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp là một thuật ngữ có nội dung rộng, bao gồm tất cả các đơn vị kinh doanh như:
Doanh nghiêp tư nhân: chủ doanh nghiêp là một cá nhân
Doanh nghiêp Nhà nước: chủ doanh nghiêp là Nhà nước
Công ty là doanh nghiêp có nhiều chủ sở hữu
Câu 5 trang 152 SGK Công nghệ 10
Công ti là gì? Có những loại công ty nào?
Trả lời:
Công ty là loại hình doanh nghiêp có ít nhất từ hai thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phần vốn của mình góp vào công ty.
Theo Luật Doanh nghiêp, có 2 loại công ty: Công ty trách nhiêm hữu hạn và công ty cổ phần.
Theo luật doanh nghiêp Viêt Nam có hiêu lực từ 1-7-2006 có các loại hình công ty:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty TNHH một thành viên
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh