A. PHẦN ĐỊA LÍ
Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng
Câu 1 : Đặc điểm khí hậu của nước ta là:
A. Nhiệt độ cao, có nhiều gió, mưa và bão.
B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa, hay có bão.
C. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa.
D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa.
Câu 2 : Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những nước nào?
A. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia.
B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
D. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia
Câu 3 : Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở :
A. Vùng núi và cao nguyên
B. Đồng bằng
C. Ven biển và hải đảo
D. Ở tất cả mọi nơi.
Câu 4 : Điều kiện để phát triển ngành thủy sản ở nước ta là :
A. Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng không đóng băng.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Người dân có kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 5 : Đặc điểm chính của địa hình phần đát liền nước ta:
A . diện tích là đồi núi
B. diện tích là đồng bằng
C. diện tích là đồi núi
D. diện tích là đồng bằng
Câu 6: Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là:
A. Thành phố Hà Nội
B. Thành phố Đà Nẵng
C. Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Thành phố Hải Phòng
Câu 7: Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất ở nước ta (1 điểm):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 8: Điền vào chỗ chấm cho thích hợp trong mỗi câu sau:(1 điểm):
a) Dân số nước ta phân bố không đồng đều, dân cư tập trung đông đúc ở..................
........................................thưa thớt ở .................................................................
b) .............................................................................là hai tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của nước ta.
B. PHẦN LỊCH SỬ
Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng
Câu1: Tên tuổi của nhà yêu nước Phan Bội Châu gắn liền với phong trào nào?
A. Đông Kinh Nghĩa Thục.
B. Phong trào Cần Vương.
C. Phong trào Đông Du.
D. Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh.
Câu 2: Sau cách mạng tháng Tám, biện pháp để đẩy lùi giặc dốt là:
A. Mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy.
B. Đưa người ra nước ngoài học tập.
C.Thưởng cho những người tích cực đi học.
D. Mở các lớp Bình dân học vụ, mở thêm trường học cho trẻ em.
Câu 3: Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Do ai chủ trì?
A. 3/2/1930 tại Hồng Công (Trung Quốc). Do Phan Bội Châu chủ trì.
B. 3/2/ 1930 tại Pắc Bó (Cao Bằng). Do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
C. 2/3/1930 tại Hồng Công (Trung Quốc). Do Phan Bội Châu chủ trì
D. 3/2/1930 tại Hồng Công (Trung Quốc). Do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Câu 4: Anh La Văn Cầu đã chặt cánh tay khi tham gia chiến dịch này.
A. Chiến dịch Hòa Bình 1951 - 1952
B Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950
C. Chiến dịch Thu - Đông 1947
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 5: Điền vào chỗ chấm cho thích hợp trong mỗi câu sau:
- Ông đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước nhưng không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện. Ông là ....................................................................
- Ngày ...................................là ngày Quốc khánh của nước ta.
Câu 6: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng nào?
A. Cảng Hải Phòng
B. Cảng Đà Nẵng
C. Cảng Cam Ranh
D. Cảng Nhà Rồng
Câu 7 : Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới 1950.
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Câu 8: Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LS – ĐL5 CUỐI HK1
Từ câu 1đến câu 6 Khoanh đúng mỗi ý cho 0,5 điểm
ĐỊA LÍ |
LỊCH SỬ |
CÂU 1 |
B |
CÂU 1 |
C |
CÂU 2 |
A |
CÂU 2 |
D |
CÂU 3 |
A |
CÂU 3 |
D |
CÂU 4 |
D |
CÂU 4 |
B |
CÂU 5 |
A |
CÂU 5
1 điểm |
Nguyễn Trường Tộ
ngày 2/9 |
CÂU 6 |
C |
CÂU 6 |
D |
Câu 7: (mỗi phần ) 1,5 điểm
Vai trò của biển là:
- Biển điều hòa khí hậu
- Biển cung cấp nhiều tài nguyên và hải sản.
- Biển là đường giao thông quan trọng.
- Các bãi biển thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ mát.
Câu 8: (1điểm)
- Đồng bằng và ven biển , miền núi
- Đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A
Lịch sử: Câu 7 : Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới 1950 ? (1điểm)
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
Giải phóng một phần biên giới Việt – Trung
- Khai thông đường liên lạc quốc tế.
Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường
Câu 8 : 0,5 điểm
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Ông có lòng yêu nước thương dân.
- Ông nhận ra con đường cứu nước của các bậc tiền bối không đúng.