Câu 1. Ở vùng biển nào sau đây, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được hoạt động tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
A. Lãnh hải.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Vùng đặc quyền kinh tế.
D. Thềm lục địa.
Câu 2. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, vì miền này
A. nằm gần xích đạo
B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
C. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn
D. chủ yếu có địa hình thấp
Câu 3. Khoáng sản nổi bật ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. dầu khí và bôxit.
B. thiết và khí tự nhiên
C. vật liệu xây dựng vá quặng sắt.
D. than đá và apatit
Câu 4. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là
A. dầu khí.
B. muối biển.
C. cát trắng.
D. titan.
Câu 5. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi để nước ta phát triển
A. cả cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
C. rừng lá rộng và rừng lá kim.
B. các loại rau quả ôn đới.
D. nền nông nghiệp nhiệt đới.
Câu 6. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì
A. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
C. nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
Câu 7. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay phát triển nhanh là
A. nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực
B. nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường
C. quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh
D. nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài
Câu 8. Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?
A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.
B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.
C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh.
D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.
Câu 9. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ
A. mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
B. phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
C. người sản xuất quan tâm nhiều tới sản lượng.
D. người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
Câu 10. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng nào của nước ta?
A. Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 11. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 12. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam
A. các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng về Ngoại thương của nước ta ở thời kì sau Đổi mới?
A. Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta luôn xuất siêu.
B. Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
C. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
D. Có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước trên thế giới.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng?
A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở phía đông.
B. Cao ở tây bắc và tây nam, thấp trũng ở phía đông.
C. Cao ở phía tây, nhiều ô trũng ở phía đông.
D. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
Câu 15. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển ở Đông Nam Bộ chủ yếu do
A. dân cư đông, chất thải sinh hoạt lớn.
C. khai thác và vận chuyển dầu mỏ.
B. phát triển du lịch quá mức.
D. nhiều diện tích rừng ngập mặn bị phá .
Câu 16. Điều kiện nào sau đây được xem là thuận lợi nhất để Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ?
A. Công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.
C. Chính sách phát triển sản xuất của Nhà nước.
B. Đất feralit ở đồi núi có diện tích rộng.
D. Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh.
Câu 17. Trở ngại chính về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. mùa mưa kéo dài gây xói mòn đất.
B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
C. sạt lỡ đất, lũ quét thường xuyên.
D. cháy rừng, bão.
Câu 18. Giải pháp quan trọng nhằm cân bằng sinh thái môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí.
C. phát triển thủy lợi.
B. duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn.
D. chủ động sống chung với lũ.
Câu 19. Đồng bằng sông Cửu Long có các vùng trũng lớn là
A. đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên
B. cà Mau và Đồng Tháp Mười
C. kiên Giang và Đồng Tháp Mười
D. cà Mau và Tứ giác Long Xuyên
Câu 20. Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn xảy ra nhiều nhất ở khu vực ven biển nào?
A. Bắc Bộ
B. Đông Nam Bộ
C. Nam Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Câu 21: Tại sao ven biển Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất muối?
A. Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, nhiều sông lớn
B. Nơi có nhiệt độ trung bình, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
C. Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
D. Nơi có nhiệt độ trung bình, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
Câu 22: Khó khăn lớn nhất trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. cơ sở vật chất - kỹ thuật còn yếu kém
B. nguồn lao động phân bố không đều
C. vùng nằm xa biển
D. địa hình nhiều đồi núi và cao nguyên
Câu 23: Nam Trung Bộ là vùng có điều kiện thuận lợi nhất nước ta để xây dựng các cảng biển, cụ thể
A. là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan.
B. nằm ở vị trí trung chuyển của cả nước có thể thu hút hàng hóa từ hai miền
C. núi lan ra sát biển tạo nên nhiều vũng vịnh sâu, kín gió.
D. thềm lục địa bị thu hẹp nên biển có độ sâu lớn.
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết các trung tâm nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
A. Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Mỹ Tho.
C. Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Tân An.
B. Thủ Dầu Một, Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh.
D. Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Vũng Tàu.
Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường quốc lộ 1A chạy từ đâu đến đâu?
A. Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội đến Cà Mau.
B. Hà Nội đến Kiên Giang.
D. Lạng Sơn đến Cà Mau.
Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy xác định tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp chiếm trên 50% so với tổng diện tích gieo trồng.
A. Nghệ An.
B. Kon Tum
C. Quảng Trị..
D. Gia Lai.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt của nước ta?
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
C. Hải Phòng, Đà Nẵng.
D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất feralit trên đá ba zan lớn nhất nước ta ?
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Trung du, miền núi Bắc Bộ.
Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên ở bậc độ cao cao nhất trong vùng núi Trường Sơn Nam là
A. Mơ Nông.
B. Di Linh.
C. Đăk Lăk
D. Lâm Viên.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế giữa nuớc ta với Lào?
A. Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai
B. Hữu Nghị, Cầu Treo, Lao Bảo
C. Lào Cai, Tây Trang, Hữu Nghị
D. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo
Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào sau đây?
A. Cao nguyên Đắc Lắc.
B. Cao nguyên Kon Tum.
C. Cao nguyên Di Linh.
D. Cao nguyên Lâm Viên.
Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết diện tích lưu vực hệ thống sông nào của nước ta lớn nhất?
A. Sông Mê Công (Việt Nam).
B. Sông Hồng,
C. Các sông khác.
D. Sông Đồng Nai.
Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết tỉnh nào có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng?
A. An Giang
B. Cà Mau
C. Đồng Tháp
D. Bà Rịa Vũng Tàu
Câu 34 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?
A. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
C. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
D. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Câu 35. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Đơn vị : Tỉ đồng)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2014 |
Công nghiệp khai thác | 110949 | 141605 | 250465 | 413785 |
Công nghiệp chế biến | 824718 | 1245850 | 2563031 | 4818315 |
Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước | 55382 | 71837 | 132501 | 237009 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2000 - 2014, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Tròn.
C. Đường.
D. Kết hợp.
Câu 36. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ,
(Đơn vị : Tỉ đồng)
Năm | 2010 | 2014 |
Kinh tế Nhà nước | 567108 | 891668 |
Kinh tế ngoài Nhà nước | 1150867 | 1834887 |
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài | 1245524 | 2742554 |
Tổng số | 2963499 | 5469109 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây
không đúng về sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phân kinh tế năm 2010 và 2014?
A. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng cơ cấu.
B. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế tăng.
C. Tỉ trọng giá trị khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng.
D.Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Câu 37. Khu vực Đông Nam Á
không tiếp giáp với biển, đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Biển Đông.
Câu 38. Suy giảm đa dạng sinh vật sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Mực nước biển ngày càng được dâng cao.
B. Xâm nhập mặn càng lấn sâu vào đất liền.
C. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền.
D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 39. Cho biểu đồ:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a năm 2016?
A. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a có tỉ trọng ngành công nghiệp cao nhất trong cơ cấu.
B. Ma-lai-xi-a có tỉ trọng ngành công nghiệp cao hơn In-đô-nê-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-a có tỉ trọng ngành nông nghiệp thấp hơn Ma-lai-xi-a.
D. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a có tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu.
Câu 40. Cho bảng số liệu.
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2014
Quốc gia | Sản lượng lương thực (triệu tấn) | Số dân (triệu người) |
Trung Quốc | 557,4 | 1364,3 |
Ấn Độ | 294,0 | 1295,3 |
Inđônêxia | 88,9 | 254,5 |
Việt Nam | 50,2 | 90,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh bình quân lương thực đầu người của một số quốc gia, năm 2014?
A. Ấn Độ cao hơn Trung Quốc.
B. Việt Nam thấp hơn Inđônêxia.
C. Việt Nam cao hơn Ấn Độ.
D. Trung Quốc thấp hơn Inđônêxia.