SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
LẦN THỨ I - NĂM HỌC 2019 - 2020
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề: 001
Họ, tên thí sinh...........................................................................
Số báo danh................................................................................
(Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi)
Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm các nhóm và các loại đất chính ở nước ta?
A. Ở Đồng bằng sông Cửu Long đất phù sa sông phân bố ven Biển Đông.
B. Đất badan chiếm diện tích lớn nhất ở vùng núi Đông Bắc.
C. Ở Đồng bằng sông Hồng đất phù sa sông chiếm diện tích lớn nhất.
D. Vùng núi Tây Bắc không có loại đất feralit trên núi đá vôi.
Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có chung đường biên giới với Lào?
A. Bình Định.
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Thuận.
D. Quảng Nam.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu
A. Trung và Nam Bắc Bộ.
B. Tây Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Bắc Bộ.
Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta?
A. Đồng bằng ven biển miền Trung có mật độ dân số cao nhất.
B. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh có quy mô dân số trên 1 triệu người.
C. Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực nông thôn.
D. Dân số thành thị giai đoạn 2000 - 2007 có xu hướng tăng.
Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi cao nhất của vùng núi Trường Sơn Nam là
A. Ngọc Linh.
B. Ngọc Krinh.
C. Bi Doup.
D. Lang Bian.
Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có tỉ lệ diện tích lưu vực nhỏ nhất?
A. Sông Mã.
B. Sông Cả.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Hồng.
Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Đà chảy theo hướng nào sau đây?
A. Tây Nam - Đông Bắc.
B. Tây Bắc - Đông Nam.
C. Bắc - Nam.
D. Đông - Tây.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia Chư Mom Ray có các loài động vật nào sau đây?
A. Voi, vượn, sao la, gấu, khỉ.
B. Nai, hươu, gấu, khỉ.
C. Voi, bò tót, lợn rừng, vượn.
D. Vượn, hươu, gà lôi, lợn rừng.
Câu 49. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng nên nước ta có thuận lợi phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
A. Du lịch biển-đảo.
B. Giao thông vận tải.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Khai thác thủy sản.
Câu 50. Nguyên nhân gây nên mùa khô ở khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta là do hoạt động của
A. gió mùa Đông Bắc.
B. gió mùa Tây Nam.
C. gió tín phong bán cầu Bắc.
D. gió phơn Tây Nam.
Câu 51. Tự do di chuyển trong Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm các hoạt động nào sau đây?
A. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc.
B. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 52. Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm vùng biển lãnh hải của nước ta?
A. Ở phía trong đường cơ sở, được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
B. Rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
C. Được quy định nhằm đảm bảo thực hiện chủ quyền của nước ven biển.
D. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển có độ sâu khoảng 200m.
Câu 53. Đại bộ phận lãnh thổ của Liên bang Nga nằm trong vành đai khí hậu
A. ôn đới.
B. nhiệt đới.
C. cận nhiệt.
D. cận cực.
Câu 54. Cho biểu đồ sau:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI
Dựa vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Hà Nội?
A. Biên độ nhiệt độ trong năm lớn.
B. Mưa tập trung vào các tháng mùa hạ.
C. Tháng VIII có lượng mưa cao nhất.
D. Tháng III có nhiệt độ thấp nhất.
Câu 55. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là
A. Vịnh Thái Lan.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Vịnh Bắc Bộ.
Câu 56. Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm hai hướng chính. tây bắc-đông nam và vòng cung.
B. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt.
C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.
D. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ mưa của Đà Nẵng?
A. Mưa vào thu đông.
B. Mưa vào mùa hạ.
C. Tháng III có lượng mưa thấp nhất.
D. Tháng X có lượng mưa cao nhất.
Câu 58. Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn là do
A. nằm trong vùng nội chí tuyến.
B. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
C. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.
D. có gió tín phong hoạt động quanh năm.
Câu 59. Ở nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m hệ sinh vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.
B. Xuất hiện các loài cây ôn đới và chim di cư.
C. Rêu, địa y phủ kín thân, cành cây.
D. Có các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
Câu 60. Ở vùng núi thấp nước ta có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, mùa khô không rõ rệt hình thành hệ sinh thái
A. rừng nửa rụng lá.
B. rừng thưa nhiệt đới khô.
C. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D. rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
Câu 61. Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước láng giềng không được xác định theo dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
A. Khe sông, khe suối.
B. Đường sống núi.
C. Vịnh cửa sông.
D. Đường chia nước.
Câu 62. Đất ở dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
B. Được bồi đắp phù sa sông hằng năm.
C. Không được bồi tụ phù sa nên bạc màu.
D. Diện tích đất mặn, đất phèn lớn.
Câu 63. Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017
(Đơn vị: Triệu người)
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2014 |
2017 |
Tổng số dân |
77,6 |
82,4 |
86,9 |
90,7 |
94,9 |
Số dân thành thị |
18,7 |
22,3 |
26,5 |
30,0 |
33,1 |
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Để thể hiện tình hình phát triển dân số ở nước ta giai đoạn 2000 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột ghép.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Cột chồng.
Câu 64. Thế mạnh tự nhiên nào sau đây không có ở khu vực đồng bằng nước ta?
A. Du lịch sinh thái.
B. Cung cấp các nguồn lợi khoáng sản.
C. Phát triển thủy điện.
D. Phát triển giao thông đường sông.
Câu 65. Với nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho nước ta phát triển
A. hoạt động du lịch quanh năm.
B. các ngành công nghiệp khai thác.
C. giao thông vận tải đường sông.
D. nền nông nghiệp lúa nước.
Câu 66. Sự khác nhau cơ bản về hình thái của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là
A. bất đối xứng giữa hai sườn đông - tây rõ rệt.
B. thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu.
C. địa hình theo hướng tây bắc - đông nam.
D. các dãy núi chạy song song và so le nhau.
Câu 67. Vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ là do gió này có
A. tốc độ rất lớn.
B. tầng ẩm rất dày.
C. sự đổi hướng liên tục.
D. quãng đường đi dài.
Câu 68. Lượng nước thiếu hụt trong mùa khô ở miền Bắc không lớn như ở miền Nam nước ta là do miền Bắc có
A. lượng mưa lớn hơn.
B. mùa mưa kéo dài hơn.
C. mưa phùn vào cuối mùa đông.
D. nhiều dãy núi cao đón gió.
Câu 69. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông không thể hiện ở
A. độ muối của nước biển.
B. các dòng hải lưu của biển.
C. nhiệt độ của nước biển.
D. các dạng địa hình ven biển.
Câu 70. Địa hình bờ biển của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Có đáy nông với nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió.
B. Địa hình thấp phẳng, có nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
C. Đường bờ biển dài, nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm đẹp.
D. Có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
Câu 71. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở vùng đồi núi nước ta có tính chất chua?
A. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan.
B. Có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
C. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
D. Nhiệt ẩm cao, phong hóa đất mạnh.
Câu 72. Điểm khác biệt của thiên nhiên dải đồng bằng ven biển Trung Bộ so với thiên nhiên Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ nước ta là
A. bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp.
B. bãi triều thấp, thềm lục địa rộng, nông.
C. phong cảnh thiên nhiên trù phú.
D. cảnh quan thay đổi theo mùa.
Câu 73. Cho biểu đồ về dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
C. Cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
D. Sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015.
Câu 74. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015
Quốc gia |
Sản lượng lương thực
(Triệu tấn) |
Dân số
(Triệu người) |
Trung Quốc |
557,4 |
1364,3 |
Hoa Kỳ |
442,9 |
318,9 |
Pháp |
56,2 |
66,5 |
(Nguồn. Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lương thực bình quân/người của một số quốc gia năm 2015?
A. Hoa Kỳ có sản lượng lương thực bình quân/người gấp 1,6 lần Pháp.
B. Hoa Kỳ có sản lượng lương thực bình quân/người cao nhất.
C. Trung Quốc có sản lượng lương thực bình quân/người thấp nhất.
D. Pháp có sản lượng lương thực bình quân/người gần gấp đôi Trung Quốc.
Câu 75. Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là
A. dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét.
B. nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy.
C. thảm thực vật dễ bị cháy về mùa khô.
D. dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô.
Câu 76. Nguyên nhân chủ yếu gây ngập lụt cho khu vực Trung Bộ nước ta là
A. mưa lớn, kết hợp với triều cường, sông ngắn, dốc.
B. mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn về.
C. mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc.
D. mưa bão diện rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn.
Câu 77. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?
A. Dân cư phân bố không đồng đều.
B. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
C. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
D. Dân cư sinh sống chủ yếu ở thành thị.
Câu 78. Vùng Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu do
A. nghèo tài nguyên khoáng sản.
B. lịch sử khai thác muộn.
C. trình độ phát triển kinh tế thấp.
D. đất đai kém màu mỡ.
Câu 79. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp ở nước ta đem lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác tài nguyên và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
B. Kiềm chế tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.
C. Thúc đẩy phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
D. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
Câu 80. Trong bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta, việc quy định về khai thác có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.
B. Bảo vệ động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
C. Duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. Bảo vệ rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
ĐÁP ÁN
CÂU |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
ĐA |
C |
D |
A |
A |
A |
A |
B |
B |
B |
C |
D |
B |
A |
D |
B |
CÂU |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
61 |
62 |
63 |
64 |
65 |
66 |
67 |
68 |
69 |
70 |
ĐA |
C |
B |
B |
A |
C |
C |
A |
D |
C |
D |
B |
B |
C |
D |
C |
CÂU |
71 |
72 |
73 |
74 |
75 |
76 |
77 |
78 |
79 |
80 |
|
|
|
|
|
ĐA |
A |
A |
D |
D |
D |
B |
D |
C |
C |
A |
|
|
|
|
|