Địa lí 9 bài 19: Thực hành - Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản ...
2019-10-18T11:42:21-04:00
2019-10-18T11:42:21-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-19-thuc-hanh-doc-ban-do-phan-tich-va-danh-gia-anh-huong-cua-tai-nguyen-khoang-san-12534.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 18/10/2019 11:42
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 19: Thực hành - Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản ...
Thực hành - Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ
1. Xác định trên hình 17.1 (SGK trang 62) vị trí của các mỏ: than, sắt, mangan, thiếc, bôxit, apatit, đồng, chì, kẽm.
Trả lời:
Vị trí các mỏ:
Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên
Sắt: Yên Bái, Hà Giang
Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang)
Apatit: Lào Cai
Mangan: Cao Bằng
Đồng: Sơn La, Lào Cai
Bôxit: Cao Băng, Lạng Sơn
Kẽm: Tuyên Quang.
2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a. Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
Trả lời:
Các ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh là: than, sắt, apatit. Do các mỏ khoáng sản này có trữ lượng lớn, có điều kiện khai thác thuận lợi để phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
b. Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoảng sản tại chỗ.
Trả lời:
Ngành công nghiệp luyện kim đen chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ là nhờ vị trí các mỏ khoáng sản phân bố tập trung gần nhau: mỏ sắt Trại Cau (cách trung tâm công nghiệp 7km), than Khánh Hòa (lOkm), than mỡ Phấn Mễ (17km), mỏ mangan ở Cao Bằng (200km).
c. Trên hình 18.1, hãy xác định:
Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Cảng xuất khẩu than Cửa Ông.
Trả lời:
Căn cứ vào hình 18.1, các nhà máy nhiệt điện phân bố gần khu vực khai thác, nguyên liệu khoáng sản và gần các cảng biển, thuận lợi trong việc sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
d. Dựa vào hình 18.1 và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thế hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.
- Xuất khẩu.
Trả lời:
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vùng mỏ ở nước ta trải dài gần 100km từ Văn Bàn (Lào Cai) đến biên giới Việt - Trung đang được khai thác để sản xuất phân bón, đó là mỏ:
A. Pyrít.
B. Apatit.
C. Mangan.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 2: Mỏ khoáng sản nào được phát hiện năm 1970 được đánh giá là khu vực có trữ lượng lớn nhất nước ta (khoảng gần 1 triệu tấn)?
A. Sắt.
B. Thiếc.
C. Đồng.
D. Nhôm.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3: Vùng nào ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có trữ lượng than lớn, chất lượng tốt nhất Đông Nam Á?
A. Lạng Sơn.
B. Thái Nguyên.
C. Quảng Ninh.
D. Yên Bái.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 4: Ở Cao Bằng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, tài nguyên khoáng sản chủ yếu là:
A. Thiếc.
B. Bôxit.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 5: Ngành công nghiệp khai thác than hiện nay ở nước ta chủ yếu cung cấp nhiên liệu:
A. Cho các nhà máy nhiệt điện.
B. Cho sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Cho sinh hoạt và xuất khẩu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 6: Dựa trên hình 17.1, cho biết phân bố các mỏ kẽm ở vùng nào?
A. Tuyên Quang.
B. Sơn La.
C. Lạng Sơn.
D. Cao Bằng.
Trả lời:
Đáp án: A
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.