Địa lí 9 bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
2019-10-18T12:50:28-04:00
2019-10-18T12:50:28-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-26-vung-duyen-hai-nam-trung-bo-tiep-theo-12541.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 18/10/2019 12:50
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
Câu hỏi: Vì sao chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng?
Trả lời:
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có những điều kiện thuận lợi và thế mạnh để phát triển chăn nuôi bò và nuôi trồng thủy sản vì bờ biển dài, có nhiều đầm phá, có nhiều bãi tôm, cá có giá trị. Vùng đồi trước núi có điều kiện phát triển chăn nuôi bò với nhiều đồng cỏ tốt.
Câu hỏi: Quan sát hình 26.1, hãy xác định các bãi tôm, bãi cá. Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng hải sản?
Trả lời:
Vùng biển từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Quy Nhơn có nhiều bãi tôm, cá và các ngư trường lớn. Ven biển có nhiều đồng muối tốt, khả năng khai thác lớn. Nghề làm muối, chế biến thủy sản là nghề truyền thống, nổi tiếng, muối (Cà Ná, Sa Huỳnh), nước mắm (Nha Trang, Phan Thiết).
Hình 26.1. Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
2. Công nghiệp
Câu hỏi: Dựa vào bảng 26.2 (SGK trang 97), hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
Trả lời:
- Sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ (14,7 nghìn tỉ đồng) so với cả nước (261,1 nghìn tỉ đồng năm 2002).
- Tốc độ tăng trưởng khá cao năm 2002 so với năm 1995 và 2000.
Câu hỏi: Cho biết cơ cấu, tình hình phát triển công nghiệp của vùng.
Trả lời:
Cơ cấu ngành công nghiệp bước đầu được hình thành khá đa dạng. Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hòa), titan (Bình Định),...
3. Dịch vụ
Câu hỏi: Vì sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng?
Trả lời:
Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, các bãi biển đẹp (non nước Nha Trang, Mũi Né) và các quần thể di sản văn hóa nổi tiếng (phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn).
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điếm miền Trung
Câu hỏi: Xác định trên hình 26.1 vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này dược coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
Trả lời:
Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang là đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hóa và hành khách của Tây Nguyên qua các tỉnh của vùng và hàng hóa nhập khẩu từ cảng Đà Nẵng đến Tây Nguyên.
Câu hỏi: Cho biết vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung gồm các tỉnh, thành phố nào?
Trả lời:
Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu 26.3 (SGK trang 98), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải của vùng Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Trả lời:
Trên trục tọa độ:
- Trục tung thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đơn vị nghìn ha. (chia đều trục tung thành 6 mức tương ứng 1.000ha).
- Trục hoành gồm 8 cột tương ứng với 8 tỉnh.
* Nhận xét tình hình phát triển và nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh:
- Khánh Hòa (6 nghìn ha): cao nhất
- Đà Nẵng (0,8 nghìn, ha): thấp nhất
Câu hỏi: Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tác động mạnh đến sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân,... sẽ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế liên vùng.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Khai thác công nghiệp.
B. Khai thác rừng.
C. Nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi bò.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 2: Thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy sản, hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển vì:
A. Bãi biển dài có nhiều đầm, phá, vũng, vịnh.
B. Vùng biển có nhiều cá, tôm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều đồng muôi tốt, nổi tiếng là:
A. Muối Thuận An.
B. Muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
C. Muối Cam Ranh.
D. Muối Mũi Né.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 4: Dựa vào bảng 26.2 (SGK trang 97) cho thấy tốc độ tăng trướng sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước (1995 - 2002)là:
A. Thấp.
B. Khá cao.
C. Cao.
D. Rất cao.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 5: Các cảng biển nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động xuất nhập khẩu quy mô ngày càng tăng?
A. Nha Trang, Đà Nẵng.
B. Quy Nhơn, Nha Trang.
C. Đà Nẵng, Quy Nhơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 6: Thành phố nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ được coi là thành phố du lịch của đất nước ta?
A. Đà Nẵng.
B. Nha Trang,
C. Quy Nhơn.
D. Phan Rang.
Trả lời:
Đáp án:
Câu 7: Các thành phố nào được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
A. Đà Nẵng.
B. Quy Nhơn.
C. Nha Trang.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 8: Thành phố Quy Nhơn là cửa ngõ ra biển của tỉnh nào?
A. Buôn Ma Thuột.
B. Gia Lai, Kon Tum.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: B
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.