A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê 30.1 (SGK trang 112), tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2001:
a. Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào trồng dược ở cả hai vùng, những cây công nghiệp láu năm nào chỉ trồng dược ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
b. So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây cà phê, cây chè ở hai vùng.
Trả lời:
a. - Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng: chè và cà phê.
- Những cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu (do đặc điểm khí hậu, địa hình đất trồng).
b. So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng:
+ Diện tích: Tây Nguyên chiếm diện tích cây công nghiệp nhiều hơn (tổng diện tích là 632,9 nghìn ha, chiếm 42,9% cả nước.)
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: tổng diện tích là 69,4 nghìn ha, chiếm 4,7% so với cả nước.
+ Diện tích sản lượng cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên.
+ Diện tích sản lượng cà phê có sự chênh lệch và khác biệt giữa hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ là do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Với đất đỏ badan, khí hậu cận xích đạo, Tây Nguyên thích hợp với loại cây trồng chủ yếu nào?
A. Cây công nghiệp hằng năm.
B. Cây công nghiệp lâu năm.
C. Rau quả cận nhiệt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 2: Các cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên?
A. Cà phê.
B. Hồi.
C. Quế.
D. Hồ tiêu.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 3: Các loại cây công nghiệp lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Cà phê, cao su.
B. Chè, cà phê.
C. Hồ tiêu, cao su.
D. Điều, quế.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 4: Dựa vào bảng 30.1, cho biết sản lượng cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. 30%.
B. 45,5%.
C. 62,1%.
D. 70,3%.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 5: Những quốc gia nào trên thế giới nhập khẩu nhiều chè của nước ta?
A. Nhật Bản, Hàn Quốc.
B. Các nước Tây Á.
C. EU.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 6: Cà phê của tỉnh nào nổi tiếng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước?
A. Gia Lai, Kon Tum.
B. Lâm Đồng.
C. Buôn Ma Thuột.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D