Địa lí 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
2019-10-18T13:04:34-04:00
2019-10-18T13:04:34-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-29-vung-tay-nguyen-tiep-theo-12544.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 18/10/2019 13:04
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
Câu hỏi: - Dựa vào hình 29.1, hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này ?
- Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên.
Trả lời:
- Diện tích và sản lượng qua các năm đều tăng, năm 2001 chiếm 90,6% so với cả nước.
- Sản lượng cà phê không ngừng tăng.
* Phân bố:
- Cây cà phê được trồng nhiều ở: Đắk Lắk, Plây Ku.
- Chè: Lâm Đồng, Plây Ku.
- Cao su: Kon Tum, Đắk Lắk
Hình 29.1. Biểu đổ tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%)
Câu hỏi:
- Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên (SGK trang 108).
- Tại sao hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng dẫn dầu vùng về giá trị sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
Nhận xét:
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên còn thấp (thời kì 1995 - 2002) nhưng tốc độ gia tăng của từng tỉnh và cả vùng khá lớn.
- Sản xuất nông nghiệp ở hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng là hai tỉnh dẫn đầu, có giá trị cao nhất vùng vì Đắk Lắk là vùng có diện tích trồng cây công nghiệp (đất badan) với quy mô lớn, thế mạnh là sản xuất và xuất khẩu cà phê.
- Lâm Đồng có thế mạnh về sản xuất chè, hoa và rau quả ôn đới với quy mô lớn.
Câu hỏi: Dựa vào bảng 29.2 (SGK trang 109), tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 bằng 100%). Nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên.
Trả lời:
Công nghiệp ở Tây Nguyên chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất công nghiệp đang có sự chuyển biến, tốc độ tăng trưởng cao.
Câu hỏi: Xác định trên hình 29.2 vị trí của nhà máy thủy điện Y-a-ly trên sông Xê Xan. Nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên.
Hình 29.2. Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên
Trả lời:
Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên nhằm cung cấp nước, năng lượng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt. Sự phát triển thủy điện sẽ tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển (khai thác bôxít) và nâng cao đời sống người dân.
3. Dịch vụ
Câu hỏi: Nêu những chuyển biến của hoạt động dịch vụ ở Tây Nguyên
Trả lời:
Các hoạt động dịch vụ của Tây Nguyên đã có những bước tiến đáng kể, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu nông - lâm sản và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa có điều kiện phát triển mạnh.
V. Các trung tâm kinh tế
Câu hỏi: Dựa vào các hình 29.2 và 14.1, hãy xác định:
- Vị trí của các thành phố nói trên.
- Những quốc lộ nối các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trả lời:
- Các thành phố Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt là ba trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên.
- Đường 20 nối thành phố Đà Lạt - Hồ Chí Minh.
- Đường 19, 24, 25, 26 nối ba thành phố với các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đường Hồ Chí Minh, đường 13 nối Buôn Ma Thuột với Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu hỏi: Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Trả lời:
Cảnh quan tự nhiên đẹp, khí hậu mát mẻ, Tây Nguyên có thế mạnh du lịch sinh thái và du lịch văn hóa (thành phố Đà Lạt, Buôn Đôn, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Bang huyền thoại, vườn quốc gia Yok Đôn, ...)
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dựa vào hình 29.2, (SGK trang 107), lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên, cho biết cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào?
A. Đắk Lắk.
B. Plây Ku.
C. Kon Tum.
D. Lâm Đồng.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 2: Sản xuất nông nghiệp của vùng Tây Nguyên gặp những khó khăn gì?
A. Biến động giá cả thị trường về nông sản.
B. Thiếu nước vào mùa khô.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3: Việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên cần phải kết hợp:
A. Khai thác rừng tự nhiên với trồng mới.
B. Khoanh nuôi giao khoán với bảo vệ rừng.
C. Khai thác với chế biến.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 4: Thế mạnh phát triển kinh tế của Đắk Lắk là:
A. Diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn.
B. Sản xuất và xuất khẩu cà phê.
C. Sản xuất và xuất khẩu lâm sản.
D. Cả A và B đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 5: Ý nghĩa của sự phát triển thủy điện ở Tây Nguyên là:
A. Khai thác thế mạnh thủy năng của vùng.
B. Phục vụ sản xuất chế biến nông sân.
C. Phục vụ cho sinh hoạt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 6: Các thành phố nào sau đây là trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên?
A. Plây Ku, Đà Lạt.
B. Kon Tum, Buôn Ma Thuột.
C. Đắk Lắk, Đà Lạt.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 7: Thành phố nào ở Tây Nguyên là trung tâm thương mại, du lịch phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản?
A. Đà Lạt.
B. Plây Ku
C. Buôn Ma Thuột.
D. Kon Tum.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 8: Thành phố nào nổi tiếng về sản xuất hoa, rau quả, là trung tâm du lịch sinh thái ở Tây Nguyên?
A. Buôn Ma Thuột.
B. Kon Tum.
C. Đà Lạt.
D. Plây Ku.
Trả lời:
Đáp án: C
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.