Địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
2019-10-18T13:23:27-04:00
2019-10-18T13:23:27-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-33-vung-dong-nam-bo-tiep-theo-12548.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 18/10/2019 13:23
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
A. CẢU HỎI VÀ TRẢ LỜI
3. Dịch vụ
Câu hỏi: Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
Tỉ trọng các loại hình dịch vụ có chiều hướng giảm (số lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển cũng như khối lượng hàng hóa bán lẻ) nhưng giá trị tuyệt đối của các loại hình đó vẫn tăng nhanh.
Hình 33.1. Biểu đồ tỉ trọng của Đông Nam Bộ trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, năm 2003 (cả nước - 100 %)
Câu hỏi: Dựa vào hình 14.1, hãy cho biết từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
Trả lời:
Nhiều loại hình giao thông: đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường hàng không, đường biển. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước.
Câu hỏi: Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Trả lời:
Đông Nam Bộ có lợi thế về vị trí địa lí, tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác. Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao. Vùng kinh tế phát triển năng động, có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật nên có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi: Hoạt động xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
Trả lời:
Có nhiều cảng lớn (cảng Sài Gòn), cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc phát triển mạnh.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Câu hỏi: Dựa vào bảng 33.2 (SGK trang 122), nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.
Trả lời:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng chiếm 35,1%, tỉ trọng GDP công nghiệp xây dựng 56,6% cả nước. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ, giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ, các tỉnh phía Nam và cả nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Câu hỏi: Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Trả lời:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam, lợi thế về vị trí địa lí, nhiều tài nguyên để phát triển các hoạt động dịch vụ - kinh tế biển, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển mạnh (khách sạn, khu vui chơi giải trí, ...), địa bàn thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu hỏi: Tại sao tuyến du lịch từ Thành phô Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Trả lời:
Đông Nam Bộ có dân số đông, thu nhập cao nhất nước, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, các tuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, khách du lịch đông (các điểm du lịch này đều có cơ sở hạ tầng du lịch tốt), quanh năm diễn ra sôi động, nhộn nhịp.
Câu hỏi: Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.
Trả lời:
- Xử lí bảng số liệu, tính giá trị (%) theo từng chỉ tiêu về diện tích, dân số và GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Ba vùng kinh tế trọng điểm bằng 100% (100% = 360°, 1% = 3,6°).
- Vẽ biểu đồ cột hoặc biểu đồ tròn - có bảng ghi chú các kí hiệu.
- Dựa vào biểu đồ, nhận xét các chỉ tiêu.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các loại hình dịch vụ ở Đông Nam Bộ ngày càng:
A. Đa dạng.
B. Phát triển nhanh.
C. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP vùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của Đông Nam Bộ là:
A. Dầu thô.
B. Thực phẩm chế biến, hàng may mặc.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3: Dựa vào bảng 33.1, cho thấy tỉ trọng của một số loại hình dịch vụ có chiều hướng:
A. Gia tăng so với cả nước.
B. Giảm so với cả nước.
C. Tăng nhanh so với cả nước.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 4: Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ vì:
A. Có mạng lưới giao thông phát triển mạnh.
B. Trung tâm kinh tế du lịch lớn nhất cả nước.
c. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 5: Hoạt động du lịch ở Đông Nam Bộ diễn ra sôi nổi quanh năm, các tuyến du lịch thu hút khách nhiều nhất là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
B. Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt.
C. Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 6: Các trung tâm kinh tế nào tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước.
B. Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu.
C. Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Long An.
D. Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Tây Ninh.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 7: Đông Nam Bộ có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác vì có:
A. Nguồn lao động dồi dào.
B. Vùng kinh tế phát triển năng động.
C. Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 8: Các thành phố nào có hoạt động du lịch phát triển quanh năm?
A. Vũng Tàu, Đà Lạt.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.