A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
1. Dựa vào bảng 34.1 (SGK trang 124), tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%):
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ trên hệ trục tọa độ:
+ Trên trục tọa độ vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Trục trung (%) chia mỗi đoạn làm 10%, tổng cộng 100%’.
+ Trục hoành: chia đều 8 đoạn, đánh dấu điểm cuối đoạn 1 làm đáy, để vẽ cột năng lượng.
+ Tương tự, vẽ các cột tiếp theo của các ngành khác.
+ Đầu cột ghi trị số (%) tương ứng vị trí trên trục tung.
Ngoài biểu đồ hình cột, có thể vẽ biểu đồ thanh ngang (trục hoành chia %).
* Nhận xét:
- Các ngành công nghiệp trọng điểm vùng Đông Nam Bộ chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.
- Các ngành chiếm tỉ trọng cao là: nhiên liệu, cơ khí, điện tứ, hóa chất.
2. Căn cứ biểu đồ đã vẽ và các bài 31, 32, 33, hãy cho biết:
a. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?
b. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?
c. Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?
d. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước.
Trả lời:
a. Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực, thực phẩm.
b. Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may.
c. Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: khai thác nhiên liệu, ngành điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng.
d. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ:
- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng cao so với cả nước.
- Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2002 đạt 17,84 triệu đồng, gấp 2,6 lần bình quân cả nước.
- Công nghiệp là thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ, chiếm 56,6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (năm 2002).
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành công nghiệp khai thác dầu khí cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp nào?
A. Luyện kim, nhiệt điện.
B. Nhà máy hóa dầu, sản xuất ga hóa lỏng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 2: Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành đòi hỏi:
A. Trình độ kĩ thuật cao.
B. Sử dụng nhiều lao động.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 3: Ngành công nghiệp trọng điểm nào ở Đông Nam Bộ sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn trong vùng?
A. Điện.
B. Khai thác nhiên liệu.
C. Chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 4: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm có các thành phố nào?
A. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
B. Bà Rịa, Vũng Tàu, Tây Ninh.
C. Bình Dương, Bình Phước, Long An.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng có mức độ tăng trưởng kinh tế:
A. Cao nhất so với cả nước.
B. Có nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 6: Khu vực dịch vụ vùng Đông Nam Bộ bao gồm các hoạt động nào?
A. Dịch vụ thương mại.
B. Du lịch, vận tải.
C. Bưu chính viễn thông.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D