Địa lí 9 bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo)
2019-10-18T13:49:07-04:00
2019-10-18T13:49:07-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-36-vung-dong-bang-song-cuu-long-tiep-theo-12551.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 18/10/2019 13:49
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo)
A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
Câu hỏi: Căn cứ vào bảng 36.1 (SGK trang 129), hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.
Trả lời:
Diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước. Sản lượng lúa: 51,4% sản lượng lúa cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trù phú, vùng trọng điểm lúa lớn của cả nước, không những giải quyết được vấn đề an ninh lương thực mà còn là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
Câu hỏi: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
Trả lời:
Thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
- Vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản rộng.
- Ngư trường rộng lớn, tài nguyên biển phong phú với nhiều loại hải sản quý hiếm, giá trị kinh tế.
2. Công nghiệp
Câu hỏi: Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
Trả lời:
Do sản phẩm nông nghiệp dồi dào, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Hình 36.2. Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu hỏi: Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Trả lời:
Cần Thơ, An Giang, Long An, Cà Mau.
3. Dịch vụ
Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của vận tải đường thủy trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
Trả lời:
Giao thông đường thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của nhân dân trong vùng.
V. Các trung tâm kinh tế
Câu hỏi: Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
- Có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của vùng.
- Là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng.
- Có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm. Cảng Cần Thơ là cảng nội địa, vừa là cảng cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Công.
Câu hỏi: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào dôi với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Trả lời:
Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác.
- Làm tăng giá trị sản lượng, giá trị hàng hóa xuất khẩu, nâng cao mức sống người dân trong vùng.
Câu hỏi: Dựa vào bảng 36.3, sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn) (SGK trang 133). Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Trả lời:
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước qua các thời kì 1995, 2000, 2002.
- Trên đầu mỗi cột, ghi sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Lập bảng ghi chú.
* Nhận xét:
Qua các thời kì, sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh, trung bình đạt 9,3% / năm, chiếm 51% sản lượng thủy sản cả nước.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm:
A. Lớn nhất cả nước.
B. Thứ hai cả nước, sau Đồng bằng sông Hồng.
C. Thứ ba cả nước.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 2: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng:
A. Có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác hết.
B. Công nghiệp, dịch vụ mới bắt đầu phát triển.
C. Kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 3: Dựa vào hình 36.2, lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nêu rõ sự phân bố chủ yếu của cây lúa.
A. Kiên Giang, An Giang.
B. Long An, Đồng Tháp.
C. Sóc Trăng, Tiền Giang.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 4: Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển những ngành nào?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
C. Dịch vụ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 5: Những điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm.
B. Đất phù sa ngọt chiếm diện tích lớn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 6: Giá trị kinh tế của sông Mê Công là:
A. Nguồn cá và thủy sản phong phú.
B. Nguồn nước tự nhiên dồi dào, bồi đắp phù sa hằng năm.
C. Là tuyến đường giao thông quan trọng của các tỉnh phía Nam.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 7: Dựa vào bảng 36.2, cho biết tỉ trọng các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long so với nông nghiệp.
A. Còn thấp.
B. Đang có xu hướng giảm.
C. Khá cao.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 8: Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Gạo.
B. Thủy sản đông lạnh, hoa quả.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 9: Trung tâm kinh tế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố nào?
A. Mỹ Tho.
B. Cần Thơ.
C. Long Xuyên.
D. Cà Mau.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 10: Các loại hình du lịch sinh thái ở Đồng băng sông Cửu Long là?
A. Du lịch trên sông nước
B. Miệt vườn.
C. Biển đảo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.