A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
1. Dựa vào bảng 37.1, tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn), (SGK trang 134):
Vẽ biếu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước - 100%).
Trả lời:
- Lập bảng số liệu (%) các vùng so với cả nước.
Sản lượng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Đồng bằng sông Hồng |
Cả nước |
Cá biển khai thác |
41,5 |
4,6 |
100% |
Cá nuôi |
58,4 |
22,8 |
100% |
Tôm nuôi |
76,7 |
3,9 |
100% |
- Căn cứ vào bảng số liệu (%), cả nước = 100%.
- Vẽ biểu đồ hình cột sản lượng khai thác cá biển, cá nuôi, tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
- Lập bảng ghi chú.
* Nhận xét:
- Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn vượt xa Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng khai thác, sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước. Tỉ trọng sản lượng các ngành đều rất cao, chiếm trên 50% sản lượng cả nước.
2. Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35, 36, hãy cho biết:
a. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ, ...)
b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục.
Trả lời:
a. – Thế mạnh về điều kiện tự nhiên, diện tích mặt nước, nuôi trồng thủy sản trên cạn, trên biển rất lớn. Nguồn thủy sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ dồi dào, các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn.
- Thế mạnh về nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...
b. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu ở các mặt:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn, đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, người dân thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường.
- Có nhiều cơ sở chế biến thủy sản, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường khu vực và quốc tế.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn: EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.
Việc phát triển nuôi tôm xuất khâu đem lại nguồn thu nhập lớn.
c. - Khó khăn: Việc đầu tư, đánh bắt xa bờ, đầu tư hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao còn hạn chế.
- Biện pháp: Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nghề nuôi trồng hải sản tôm, cua, ngọc trai phát triển mạnh nhất ở:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 2: Yếu tố nào tác động lớn nhất đến nghề nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Thị trường quốc tế và trong nước có nhu cầu lớn.
B. Sản lượng đánh bắt tăng nhanh.
C. Trang bị kĩ thuật, phương tiện hiện đại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 3: Dựa vào hình 36.2, cho biết vùng nào có sự đầu tư vốn, cải tạo và khai thác các khu rừng ngập mặn để nuôi tôm xuất khẩu?
A. Cà Mau, Bạc Liêu.
B. Sóc Trăng, Trà Vinh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 4: Dựa vào bảng 37.1, cho biết tỉ trọng sản lượng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long (%) năm 2002 là:
A. 52,6%.
B. 60%.
C. 65,2%.
D. 76,7%.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản, sản phẩm chủ yếu là để?
A. Tiêu thụ trong vùng.
B. Xuất khẩu.
C. Trao đổi với các vùng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 6: Đại bộ phận dân cư ở Đồng băng sông Cửu Long đều:
A. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
B. Làm lúa nước.
C. Khai thác, chế biến thủy sản.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: B