1. Cấu tạo bên trong của Trái ĐấtCâu hỏi: Dựa vào hình 26 và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất Lớp | Độ dày | Trạng thái | Nhiệt độ |
Lớp vỏ Trái đất | Từ 5 km đến 7 km | Rắn chắc | Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000C |
Lớp trung gian | gần 3.000 km | Từ quánh dẻo đến lỏng | Khoảng 1.5000C đến 4.7000C |
Lõi Trái đất | trên 3.000 km | Lỏng ở ngoài rắn ở trong | Cao nhất khoảng 5.0000C |
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ Trái Đất (bên ngoài): độ dài từ 5 - 70 km, ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao, tối đa 1000
0C.
+ Lớp trung gian (ở giữa): dày gần 3000 km, trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 1.500 - 4.700
0C.
+ Lõi Trái Đất (nhân ở bên trong): dày trên 3.000 km, lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000
0C.
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái ĐấtCâu hỏi: Nêu rõ cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. Lớp vỏ: mỏng nhất, là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí, nước, sinh vật ..., là nơi sinh sống hoạt động của xã hội loài người, chiếm 1% thể tích và 5% khối lượng.
Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng kề nhau, các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mặt nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp, bị nước bao phủ là đại dương.
Câu hỏi: Quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng Chỗ tiếp xúc của các địa mảng là các đường đứt gãy (màu đen và màu đỏ trong hình vẽ) nơi hai địa mảng tách rời hoặc xô vào nhau.
Câu hỏi: Quan sát hình 27, hãy nêu số lượng các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất Có 6 địa mảng, đó là: mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ, mảng Nam Mỹ, mảng Phi.
Câu hỏi: Nếu hai địa mảng cách xa nhau hoặc xô vào nhau thì sẽ gãy ra hiện tượng gì? Nếu hai địa mảng tách xa nhau hoặc xô vào nhau thì sẽ sinh ra động đất, núi lửa, hình thành các dãy núi ngầm dưới đại dương.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất có:A. 3 lớp. B. 4 lớp. C. 5 lớp. D. 6 lớp.
Câu 2: Lớp vỏ Trái Đất có độ dày là:A. Từ 5 - 70 km.
B. Từ 70 - 100 km.
C. Từ 100 - 300 km.
D. Từ 300 - 1000 km.
Câu 3: Cho biết trạng thái lớp vỏ Trái Đất:A. Lỏng.
B. Rắn chắc.
C. Từ lỏng tới quánh dẻo.
D. Lỏng ngoài, rắn trong.
Câu 4: Nhiệt độ tối đa của lớp vỏ Trái Đất là:A. 1000
0C.
B. 1000
0C - 1500
0C.
C. 1500
0C - 2000
0C.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh và có sự sống là vì:A. Có nhiều đất và đá của Thái dương hệ.
B. Có nhiều sinh vật.
C. Có nhiều không khí và nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Lõi Trái Đất có độ dày:A. 1000 km. B. 1500 km.
C. 2000 km. D. Trên 3000 km.
Câu 7: Lớp vỏ Trái Đất gồm có:A. Có 2 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ.
B. Có 4 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ.
C. Có 6 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ.
D. Có 7 địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ.
Câu 8: Các địa mảng di chuyển chậm và thường có:A. Tách xa nhau.
B. Xô vào lên nhau.
C. Trượt lên nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ.Á | A | A | B | A | D | D | D | D |