1. Tác động của nội lực và ngoại lựcCâu hỏi: Tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất là gì? Đó là gió, nước chảy, nhiệt độ, sự di chuyển của băng hà...
Câu hỏi: Địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của những lực nào? Địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của hai lực: nội lực và ngoại lực.
- Nội lực là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động đến các lớp bên trong của Trái Đất tạo ra hiện tượng núi lửa hoặc động đất.
- Ngoại lực là lực sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt Trái Đất hoặc gần mặt đất có liên quan đến quá trình phong hóa và xâm thực các lớp đá: do gió, nước chảy...
2. Núi lửa và động đấtCâu hỏi: Quan sát hình 31, hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa. Núi lửa gồm:
- Miệng.
- Miệng phụ.
- Ống phun.
Câu hỏi: Nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất và núi lửa. - Núi lửa là nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mắc ma) phun ra ngoài mặt đất.
- Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần bề mặt Trái Đất bị rung chuyển, sụp đổ, tạo ra hiện tượng động đất.
Câu hỏi: Động đất và núi lửa có tác hại như thế nào? Động đất và núi lửa gây ra sức tàn phá rất lớn làm thiệt hại vật chất, và tính mạng của con người trên Trái Đất.
Câu hỏi: Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau? Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau, chúng xảy ra song song và đồng thời ở các khu vực trên Trái Đất, tạo ra các hiện tượng địa hình khác nhau.
Sự mạnh yếu của chúng có thể khác nhau trong từng thời kỳ, khi nội lực mạnh hơn ngoại lực sẽ tạo ra các địa hình núi, các vùng thấp trũng. Khi tác dộng của nội lực yếu hơn ngoại lực thì sẽ tạo ra các địa hình bằng phẳng hoặc bị bào mòn, san bằng hoặc hạ thấp xuống hơn.
Câu hỏi: Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? Núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người, nhưng quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống vì đất núi lửa là đất đỏ (đất badan) rất phì nhiêu, rất tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống.
Câu hỏi: Con người đã có những hiện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra? Con người đã tìm cách xây nhà, dùng các vật liệu chịu được các chấn động lớn, lập các trạm nghiên cứu, dự báo... để kịp thời sơ tán dân trước khi có địa chấn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1: Tác động của nội lực với qui mô và cường độ lớn thường hình thành:A. Các dãy núi.
B. Hạ thấp các vùng rộng lớn.
C. Tạo ra động đất phun trào mắc ma.
D. A, B, C đều đúng.
Câu 2: Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất:A. Bị xói mòn.
B. Bị xâm thực.
C. Địa hình biến dạng.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 3: Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các thung lũng và các đồng bằng châu thổ:A. Nhiệt độ.
B. Dòng nước.
C. Gió.
D. Nước ngầm.
Câu 4: Các sông băng (băng hà) di chuyển tạo nên các dạng địa hình:A. Địa hình đá vôi (cacxtơ).
B. Địa hình núi cao.
C. Địa hình đồi thạch, hồ nhỏ.
D. Địa hình mài mòn.
Câu 5: Núi lửa thường có dạng:A. Hình nón cụt.
B. Hình cột.
C. Hình phễu.
D. Hình tam giác.
Câu 6: Tác động của nội lực và tác động của ngoại lực cân bằng nhau thì địa hình:A. Thay đổi chậm.
B. Thay đổi nhanh.
C. Hầu như không thay đổi.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7: Mắc ma là vật chất nóng chảy và bão hòa khí được sinh ra trong lớp vỏ Trải Đất có độ sâu:
A. Từ 20 km đến 700 km.
B. Từ 50 km đến 1000 km.
C. Từ 100 km đến 1200 km.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8: Con người đã có những biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra bằng cách:A. Xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ.
B. Sử dụng các loại vật liệu tổng hợp bền dẻo.
C. Lập trạm nghiên cứu dự báo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Cho biết vành đai lửa lớn nhất trên Trái Đất hiện nay:A. Vành đai Ấn Độ Dương.
B. Vành đai Địa Trung Hải.
C. Vành đai Thái Bình Dương.
D. Vành đai Đại Tây Dương.
Câu 10: Hãy cho biết vành đai lửa Thái hình Dương có khoảng bao nhiêu ngọn núi lửa còn hoạt dộng?A. 100.
B. 200.
C. 300.
D. 400.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ.Á | D | D | B | C | A | C | A | D | C | C |