1. Thời tiết và khí hậuCâu hỏi: Phân biệt thời tiết và khí hậu? Thời tiết là tình trạng khí quyển ở dưới thấp (nhiệt độ, độ ẩm, khí áp...) ở một nơi nào đó, trong một thời gian ngắn (1 buổi hoặc một vài ngày).
Khí hậu là tình trạng thời tiết được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài từ năm này qua năm khác (vài chục năm) và trở thành qui luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khíCâu hỏi: Nhiệt độ không khí là gì? Nhiệt độ không khí do đâu mà có? Nhiệt độ không khí là độ nóng hay lạnh của không khí.
Nhiệt độ không khí có được là do nhiệt lượng của Mặt Trời và từ bức xạ nhiệt của mặt đất.
Câu hỏi: Ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200c, lúc 13 giờ được 240c và lúc 21 giờ được 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách tính. Muốn đo nhiệt độ trung bình / ngày, người ta phải đo nhiệt độ mỗi ngày 3 lần, cộng lại rồi lấy trung bình.
Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội đo được là (20 + 24 + 22) : 3 = 22
0C).
Câu hỏi: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m? Để tránh không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời, và ở độ cao 2 m để không bị ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
Câu hỏi: Nhiệt độ không khí trên biển và trên mặt đất có sự khác nhau như thế nào? Sự tăng giảm của nhiệt độ mặt nước và mặt đất rất khác nhau, các loại đất đá,... mau nóng, nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn và cũng nguội lâu hơn.
Câu hỏi: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ẩm hơn trong đất liền? Do đặc tính hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt nhanh, chậm của mặt đất và nước khác nhau nên dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa (hoặc đất liền) cũng khác nhau.
Vì vậy, về mùa đông, ở những vùng ven biển có không khí ấm hơn trong đất liền và mùa hè, những miền nằm gần biển thì có không khí mát hom những miền trong đất liền.
Câu hỏi: Hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm ở trong hình 48. Chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm trong hình trên là 1000 m.
Câu hỏi: Quan sát hình 49, cho biết nhiệt độ không khí ở vĩ độ thấp (xích đạo) khác với nhiệt độ không khí ở vĩ độ cao như thế nào? Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- Ở xích đạo, quanh năm góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt, Càng lên vĩ độ cao (chí tuyến Bắc), gần Cực, ánh sáng Mặt Trời càng chiếu chếch, mặt đất nhận ít nhiệt hơn nên vùng vĩ độ thấp nóng hơn các vùng ở vĩ độ cao.
Câu hỏi: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ Mặt Trời mạnh nhất), mà lại chậm hơn, tức là vào lúc 13 giờ. Bức xạ Mặt Trời khi đi qua lớp không khí chỉ giảm một phần rất nhỏ, năng lượng nhiệt chủ yếu bị mặt đất hấp thụ. Mặt đất sau khi nóng lên mới bức xạ lại vào không khí, lúc đó không khí mới hấp thụ và nóng lên. Chính vì thế, không khí nóng chậm hơn mặt đất. Lúc 12 giờ trưa là lúc bức xạ mạnh nhất, lúc đó mặt đất cũng nóng nhất nhưng không khí chưa phải là nóng nhất. Không khí nóng nhất phải vào lúc 13 giờ, nghĩa là chậm hơn mặt đất một giờ.
Câu hỏi: Người ta đã tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Nguyên nhân làm thời tiết thay đổi:A. Do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. Do sự di chuyển của các khối khí.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 3: Nhiệt độ không khí thay đổi:A. Theo vĩ độ..
B. Theo độ cao.
C. Gần biển hoặc xa biển.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Nước biển có tác dụng:A. Điều hòa nhiệt độ.
B. Tăng nhiệt độ.
C. Giảm nhiệt độ.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho các loại cây:A. Lúa mạch.
B. Lúa mì.
C. Lúa nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
ĐÁP ÁN:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đ.Á | B | A | D | A | C |