1. Khí áp, các đài khí áp trên Trái Đất Câu hỏi: Khí áp là gì? Khí áp là sức ép của khí quyển trên bề mặt Trái Đất.
Câu hỏi: Người ta dùng dụng cụ gì để đo khí áp? Người ta đo khí áp bằng một dụng cụ gọi là khí áp kế.
Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển bàng trọng lượng của 1 cột thủy ngân có tiết diện 1cm
2 và cao 760mm.
Câu hỏi: Trên bề mặt Trái Đất, khí áp phân bố như thế nào? Trên bề mặt Trái Đất, khí áp được phân bố thành các đai khí áp cao và thấp, từ xích đạo đến Cực.
Câu hỏi: Quan sát hình 50 và cho biết:+ Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ nào?+ Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ nào? Các đai khí áp thấp (T) nằm ở những vĩ độ: 0
0 ở Xích đạo và 60 độ vĩ Bắc và Nam.
Các đai khí áp cao (C) nằm ở những vĩ độ: 30 độ vĩ tuyến Bắc, Nam và hai khu áp cao ở cực Bắc và cực Nam.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyểnCâu hỏi: Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp.
Sự chênh lệch áp suất không khí của khí áp và khí áp thấp giữa hai vùng là nguyên nhân hình thành gió.
Độ chênh lệch áp suất không khí giữa hai vùng càng lớn thì gió càng mạnh. Áp suất không khí giữa hai vùng bằng nhau sẽ không có gió.
Câu hỏi: Thế nào gọi là hoàn lưu khí quyển? Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp tạo thành hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.
Câu hỏi: Quan sát hình 51, cho biết:+ Ở hai bên xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng cách vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo là gió gì?+ Cũng từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam là gió gì? Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 30
0 Bắc và Nam về xích đạo gọi là gió Tín Phong.
Từ khoảng các vĩ độ 30
0 Bắc và Nam gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 60
0 Bắc và Nam là gió Tây ôn đới.
Câu hỏi:+ Vì sao Tín Phong lại thổi từ khoảng vĩ độ từ 300 Bắc và Nam về xích đạo?+ Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam? Do sự chênh lệch áp suất không khí (hay nhiệt độ) giữa đai áp cao và đai áp thấp xích đạo. Gió Tín Phong là loại gió thổi từ các đai áp cao về đai áp thấp xích đạo.
Do sự chênh lệch áp suất không khí của đai áp cao chí tuyến vĩ độ 30
0 Bắc, Nam và đai áp thấp ở vĩ độ 60
0 Bắc, Nam. Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 30
0 Bắc và Nam) đến đai khí áp thấp ở vĩ độ 60
0 Bắc và Nam.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp:A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ:A. 30
0 vĩ Bắc.
B. 30
0 vĩ Nam.
C. Vùng Cực Bắc (90
0 Bắc) và Cực Nam (90
0 Nam).
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30 độ Bắc và Nam về xích đạo là gió?A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Tín Phong.
C. Gió mùa đông Bắc.
D. Gió mùa đông Nam.
Câu 4: Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ:A. Vĩ độ 30
0 Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60
0 Bắc, Nam.
B. Vĩ độ 60
0 Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90
0 Bắc, Nam.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Cầu 5: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:A. Gió Nam.
B. Gió Đông Bắc.
C. Gió Tây Nam.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
ĐÁP ÁN:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đ.Á | C | D | B | A | C |