Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 11: Nhật Bản

Thứ bảy - 02/11/2019 09:03
Trắc nghiệm Địa lý 11 bài 11: Nhật Bản, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo
1. Nhật Bản không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây:
A. Sông ngòi ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh.
B. Bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
C. Khí hậu nằm trong vùng gió mùa, mưa nhiều.
D. Đường biên giới trên đất liền dài 29.751 km.
Đáp án: D

2. Nét nổi bật của địa hình Nhật Bản là:
A. Chủ yếu là đồi núi, có nhiều núi lửa đang hoạt động.
B. Núi cao nằm cạnh thung lũng sâu với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.
C. Lãnh thổ hẹp bề ngang và trải dài trên nhiều độ vĩ.
D. Địa hình quần đảo với nhiều đồi núi cao, hiểm trở.
Đáp án: B

3. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là:
A. Đồng bằng ít nên thiếu đất trồng trọt.
B. Khí hậu gió mùa thường gây ra lũ lụt.
C. Nghèo tài nguyên khoáng sân.
D. 80% diện tích lãnh thổ là đồi núi.
Đáp án: C

4. Bốn đảo lớn của Nhật Bản tính theo từ Bắc xuống Nam:
A. Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu
B. Hốc-cai-đô, Xi-cô-cư, Hôn-su, Kiu-xiu
C. Hốc-cai-đô, Hôn-su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư
D. Hôn-su, Hốc-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Đáp án: A

5. Nhận định nào sau đây chưa đúng về vị trí địa lí của Nhật Bản?
A. Là quần đảo nằm trong hệ thống chuỗi đảo vòng cung Đông Á.
B. Là quần đảo nằm ở giữa phía bắc Thái Bình Dương và biển Nhật Bản.
C. Là quần đảo nằm trên vòng đai lửa Thái Bình Dương theo hướng vòng cung.
D. Là quần đảo ở giữa nằm giữa Thái Bình Dương, ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên.
Đáp án: D

6. Hai đảo của Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt là:
A. Xi-cô-cư, Kiu-xiu
B. Hôn-su, Kiu-xiu
C. Hôn-su, xo-cô-cư
D. Hôn-su, Hốc-cai-đô.
Đáp án: A

7. Khí hậu Nhật Bản đa dạng, thay đổi theo từng miền là do:
A. Địa hình quần đảo nhiều đồi núi, ít đồng bằng.
B. Nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.
C. Lãnh thổ trải dài theo hướng Bắc Nam.
D. Ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ.
Đáp án: C

8. Sự đa dạng của khí hâu Nhật Bản được thể hiện như sau:
A. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm và mưa nhiều khắp lãnh thổ.
B. Miền Bắc có khí hậu ôn đới lạnh, miền Nam có khí hậu cận nhiệt.
C. Phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, phía Nam có khí hậu ôn đới ấm
D. Mùa đông lạnh khô và có bão tuyết, mùa hạ nóng có mưa và bão.
Đáp án: B

9. Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của biển và bờ biển Nhật Bản?
A. Vùng bờ biển khúc khuỷu nhất nằm ở phía Tây của đảo Kiu-xiu.
B. Bờ biển phía Đông lồi lõm hơn bờ biển phía Tây do xâm thực của sóng biển và bão.
C. Bờ biển dài, chia cắt thành nhiều vũng vịnh nhỏ thuận lợi xây dựng bến cảng.
D. Các cảng và vịnh tốt nhất của Nhật Bản nằm ở phía nạm vịnh Tô-ki-ô.
Đáp án: D

10. Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự già hoá dân số nhanh ở Nhật Bản:
A. Tốc độ suy giảm mức sinh ngày càng tăng nhanh.
B. Tỉ lệ người già tăng nhanh và đứng đầu thế giới
C. Tỉ lệ phụ nữ thích sống độc thân ngày càng tăng.
D. Tuổi lập gia đình của phụ nữ Nhật ngày càng cao.
Đáp án: A

11. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về tốc độ già hoá dân số nhanh sẽ gây cản trở cho việc phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản?
A. Người già bị hạn chế trong việc tiếp thu các, kĩ thuật mới và sử dụng các công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất.
B. Tỉ lệ tiết kiệm của người dân sẽ bị giảm do khoản đóng góp chi tiêu gia đình có người già ngày một tăng.
C. Quĩ tiền lương cho người già ngày một tăng gây ảnh hưởng chung đến sự tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội.
D. Tỉ lệ người già trong lực lượng lao động tăng lên nhanh làm giảm chế độ trả lương theo thâm niên gây ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Đáp án: D

12. Yếu tố tự nhiên nào đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế của Nhật Bản:
A. Vị trí quần đảo không thuận lợi cho giao thương.,
B. Nghèo tài nguyên khoáng sản, nguy cơ thiên tai lớn.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng.
D. Thiên nhiên khắc nghiệt, đầy thử thách.
Đáp án: B

13. Các nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai:
A. Tăng cường nhập khẩu các nguyên, nhiên liệu cần thiết.
B. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp điện tử, tin học.
C. Đầu tư vốn có hiệu quả và duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.
D. Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, sinh lời nhanh.
Đáp án: C

14. Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản:
A. Sử dụng triệt để các nguồn lao động xã hội vào sản xuất.
B. Thu hút lao động vào các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
C. Tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư vào các xí nghiệp lớn.
D. Giải quyết được tình trạng thiếu nguyên, nhiên liệu.
Đáp án: A

15. Vì sao Nhật Bản phải chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế vào năm 1973?
A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên, thiên tai thường xảy ra.
B. Giá nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng lên nhiều lần.
C. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á.
D. Duy trì quá lâu cơ cấu kinh tế hai tầng kém hiệu quả.
Đáp án: B

16. Hướng điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản sau năm 1973:
A. Đầu tư xây dựng nhiều xí nghiệp có quy mô nhỏ và trung bình.
B. Hạn chế việc nhập các sản phẩm công nghiệp từ nước ngoài.
C. Phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ, đòi hỏi nhiều chất xám.
D. Tăng cường vốn đầu tư nhằm hiện đại hoá nền sản xuất.
Đáp án: C

17. Nền kinh tế “bong bóng” trong giai đoạn 1986 - 1990 của Nhật Bản là muốn nói đến hiện tượng:
A. Giá cổ phiếu và bất động sản giảm liên tục.
B. Nền kinh tế sụt giảm nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
C. Sự phát triển nhanh chóng đến thần kì của nền kinh tế.
D. Đồng yên mất giá đã kéo theo thời kì biến động tài chính.
Đáp án: C

18. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về sự suy thoái của kinh tế Nhật Bản trong thập niên 1990 (tốc độ GDP tăng trung bình hàng năm là 1,3 %)?
A. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhanh vượt quá khả năng của nền kinh tế.
B. Mô hình phát triển kinh tế và giáo dục ra đời sau chiến tranh không còn phù hợp.
C. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á.
D. Thâm hụt ngân sách nghiêm trọng đã làm giảm khả năng điều tiết của chính phủ.
Đáp án: A

19. Hướng điều chỉnh của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991:
A. Hạn chế sự tự do kinh doanh của tư nhân.
B. Đẩy mạnh tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước.
C. Giới hạn sự đầu tư cho các đối tác nước ngoài.
D. Tăng cường vai trò quyết định của nhà nước.
Đáp án: B

20. Hiện nay nền công nghiệp Nhật Bản tập trung vào các ngành kĩ thuật cao là nhằm:
A. Tận dụng những lợi thế về tài nguyện, lao động và thị trường.
B. Thu hút đội ngũ lao động có trình độ cao từ các nước đến.
C. Hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài về vốn và kĩ thuật.
D. Giảm bớt việc nhập nguyên, nhiên liệu từ nước ngoài.
Đáp án: D

21. Những biểu hiện chứng tỏ, công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản:
A. Thị trường ngày càng mở rộng và thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài.
B. Nhiều ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và đứng vị trí cao trên thế giới.
C. Nền công nghiệp phát triển ổn định và không phụ thuộc vào nước ngoài.
D. Tăng cường nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật nước ngoài với chi phí lớn.
Đáp án: B

22. Nhật Bản chứ trọng phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao là vì:
A. Sự hạn chế về tài nguyên, giá lao động cao, tăng khả năng cạnh tranh.
B. Tận dụng thế mạnh về nguồn lao động có tay nghề cao, giá tiền công thấp.
C. Có nguồn vốn mạnh từ sự đầu tư của các nước công nghiệp phát triển.
D. Đem lại nhiều lợi nhuận và nâng cao vị thế của Nhật trên trường quốc tế.
Đáp án: A

23. Những ngành công nghiệp trụ cột góp phần to lớn trong sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong thập niên 1960 là:
A. Đóng tàu, ô tô, điện tử.
B. Dệt, hoá chất, đóng tàu.
C. Thép, ô-tô, hoá chất.
D. Dệt, đóng tàu, thép.
Đáp án: C

24. Những ngành công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản?
Ạ. Công nghệ hàng không vũ trụ và các ngành công nghiệp năng lượng
B. Công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ gien.
C. Công nghiệp chế tạo cơ khí, công nghiệp thép, công nghiệp đóng tàu.
D. Công nghiệp ôtô, công nghiệp hoá chất, công nghiệp điện tử.
Đáp án: B

25. Chính phủ Nhật Bản đề ra chương trình “ánh nắng” nhằm hỗ trự cho sự phát triển của ngành công nghiệp:
A. Năng lượng.
B. Điện lực.
C. Truyền thông.
D. Điện tử.
Đáp án: A

26. Khó khăn nào sau đây không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản?
A. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp dần do quá trình đô thị hoá.
B. Ruộng đất manh múm khó phát huy được hiệu quả của máy móc.
C. Chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh.
D. Hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu.
Đáp án: D

27. Đặc điểm chủ yếu của nền nông nghiệp Nhật Bản:
A. Khai thác triệt để đất trồng ở vùng sườn núi dốc.
B. Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá rất cao.
C. Kĩ thuật thâm canh tiên tiến, năng suất cao.
D. Chú trọng áp dụng quy trình canh tác hiện đại.
Đáp án: C

28. Ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nông nghiệp của Nhật Bản là vì:
A. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều.
B. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh nông, có ngư trương lớn.
c. Mạng lưới sông hồ nhiều, đầy nước quanh năm.
D. Vùng biển rộng, nguồn lợi hải sản phong phú.
Đáp án: B

29. Nhận định nào sau đây chưa đúng về tình hình sản xuất nông nghiệp hiện nay của Nhật Bản?
A. Diện tích trồng lứa và sản lượng lương thực ngày càng giảm nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu lúa gạo trong nước.
B. Năng suất lứa ngày càng tăng do ứng dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
C. Tỉ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước có xu hướng ngày càng giảm.
D. Ngành chăn nuôi gia súc phát triển mạnh vì địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều diện tích đồng cỏ.
Đáp án: D

30. Diện tích đất trồng lúa ở Nhật Bản ngày càng giảm là do:
A. Áp lực của Mĩ và tổ chức WTO buộc phải nhập khẩu gạo.
B. Hiệu quả kinh tế của trồng lúa thấp hơn các loại cây khác.
C. Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác.
D. Đất trồng ít và kém màu mỡ không thuận lợi cho trồng lúa.
Đáp án: C

31. Chính sách phát triển nông nghiệp hiện nay của Nhật Bản
A. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở mức độ cao.
B. Phát triển trang trại quy mô nhỏ cho phù hợp với diện tích đất canh tác ít.
C. Tăng diện tích đất trồng lúa, giảm diện tích trồng các loại rau quả.
D. Mở rộng diện tích đất đồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc.
Đáp án: A

32. Phía đông nam đảo Hôn-Su của Nhật Bản là nơi trồng chủ yếu loại nông sản:
A. Rau xanh, cây ăn quả. .
B. Lúa gạo.
C. Chè, lúa mì.
D. Thuốc lá, dâu tằm.
Đáp án: B

33. Điều nào sau đây không nói tôn chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản?
A. Hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan. .
B. Trợ giá cho người sản xuất nhăm ổn định giá nông phẩm.
C. Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai khoa học kĩ thuật nông nghiệp.
D. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Đáp án: D

34. Vùng kinh tế nào sau đây được coi là trung tâm chủ yếu về nông, lâm, ngư nghiệp và hầm mỏ của Nhật Bản:
A. Hốc-cai-đô
B. Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư
D. Hôn-su.
Đáp án: A

35. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế đảo Kiu-xiu Nhật Bản là:
A. Khai thác than, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy:
B. Khai thác quặng đồng, trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
C. Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép.
D. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
Đáp án: C

36. Hãy chọn nhận định đúng về tình hình kinh tế - xã hội của Nhật Bản:
A. Là nước đầu tiên ở châu Á đưa nông nghiệp đi lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
B. Là một trong những quốc gia phức tạp về thành phần dân tộc và tôn giáo.
C. Trong cơ cấu GDP, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp nhất là nông nghiệp.
D. Là quốc gia tuy nghèo về tài nguyên nhưng lại có nhiều thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp.
Đáp án: A

37. Quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản được thể hiện như sau:
A. Đạt tốc độ tăng trưởng trung bình từ đầu thập niên 1990 đến 2002.
B. Thời kì 1986 - 1990 là sự suy thoái của nền kinh tế “bong bóng”
C. Nền kinh tế phát triển “thần kì” trong thập niên 1950 - 1960.
D. Rơi vào tình trạng suy thoái, trì trệ trong thập niên 1970 - 1980.
Đáp án: C

38. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thất nghiệp ở Nhật Bản tăng cao trong năm 2000 - 2001 là do:
A. Các tập đoàn kinh tế lớn thay đổi cơ cấu và tổ chức lại sản xuất.
B. Nền kinh tế bị suy giảm mạnh nên nhu cầu về lao động giảm sút.
C. Các công ti tìm cách đầu tự ra nước ngoài, nơi có chi phí lao động thấp.
D. Kế hoạch sa thải công nhân trên quy mô lớn nhằm giảm thâm hụt ngân sách.
Đáp án: B

39. Nơi nổi tiếng của Nhật Bản về các nghề thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các món ăn truyền thông, đồng thời cũng là một trung tâm công nghiệp nặng đó là thành phố:
A. Ki-ô-tô
B. Tô-ki-ô
C. Fu-ku-ô-ka
D. Sa-po-ro.
Đáp án: A

40. Nằm ở phía tây bắc của vịnh Tô-ki-ô là cảng biển:
A. Y-ô-kô-ha-ma
B. Na-gôi-a
C. Ô-sa-ka
D. Ka-wa-sa-ki.
Đáp án: A

41. Chức năng của cảng Osaka Nhật Bản:
A. Là cảng quốc tế, đứng đầu về giá trị hàng hoá và sản xuất xe hơi, mỗi năm vận chuyển khoảng 1,3 triệu chiếc xe hơi.
B. Là điểm trung tâm của giao thông đường bộ, đường biển và đường hàng không từ miền Nam tới miền Bắc của đất nước.
C. Phân phối hàng hoá thiết yếu, thực phẩm, vật liệu xây dựng cho hoạt động công nghiệp và đời sống của người dân thủ đô.
D. Là cầu nối quan trọng giữa Nhật Bản với các nước ở lục địa châu Á, là một cảng thông thương lớn ở phía tây Nhật Bản.
Đáp án: B

42. Chứng minh Nhật Bản là một cường quốc về thương mại và tài chính:
A. Nhập 94% nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và 84% nhu cầu năng lượng.
B. Sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm 98,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
C. Đứng đầu thế giới về thặng dư mậu dịch và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
D. Hoạt động xuất khẩu là động lực chính của sự tăng trưởng kinh tế, đứng thứ ba thế giới về thương mại.
Đáp án: D

43. Hoạt động thương mại của Nhật Bản vào những năm cuối thập niên 1990 đến nay có đặc điểm sau:
A. Xuất khẩu nguyên liệu công nghiệp và nhập sản phẩm nông nghiệp.
B. Mức thặng dư thương mại tăng do hoạt động xuất khẩu gia tăng.
C. Điều chỉnh chiến lược thương mại từ đa phương sang song phương.
D. Mở rộng thị trường buôn bán sang các nước EU và Mĩ.
Đáp án: C
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ Tài Xỉu Sunwin
77win ⇔ 789bet ⇔ ko66
bet88 ⇔ F168 ⇔ 23win
FB88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://wreachavoconline.com/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔  ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ 23WIN
 ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ 188bet
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://thuocvienquany.com/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ 789win ⇔
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://trihoinachantoan.com/ ⇔ 789win
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
https://maxmadesign.com/ ⇔ https://181bet.group/
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây