27. Đặc khu kinh tế tiêu biểu đem lại sự thành công nhất trong thời kì cải cách của Trung Quốc là:
A. Thâm Quyến
B. Chu Hải
C. Sán Đầu
D. Hạ Môn.
Đáp án: A
28. Thành tựu lớn nhất của các đặc khu kinh tế Trung Quốc là:
A. Góp phần quan trọng đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
B. Thu hút nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản lí tiên tiến của nước ngoài.
C. Thu hút khá lớn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế hướng ngoại.
D. Làm cầu nối cho các mối quan hệ liên doanh, liên kết giữa các xí nghiệp trong nước với xí nghiệp nước ngoài.
Đáp án: B
29. Đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc là:
A. Hải Nam
B. Chu Hải
C. Sán Đầu
D. Thâm Quyến .
Đáp án: A
30. Tại sao các đặc khu kinh tế Trung Quốc phần lớn tập trung ở ven biển?
A. Tăng cường vai trò của vùng duyên hải đối với sự phát triển kinh tế ở miềa Đông.
B. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá, lịch sử để phát triển du lịch.
C. Gần cảng biển thuận lợi cho giao thông, xuất nhập khẩu các nguyên liệu hàng hoá.
D. Có những chính sách ưu đãi cho các dịch vụ kinh doanh, hàng hoá xuất nhập khẩu.
Đáp án: C
31. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Trung Quốc trên con đường hiện đại hoá:
A. Mức tăng trưởng GDP hàng năm đạt ở mức cao nhưng thiếu ổn định.
B. Các ngành dịch vụ chiếm hơn 1/2 trong cơ cấu GDP.
C. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng dần trong cơ cấu GDP.
D. Các ngành công nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong đóng góp vào GDP .
Đáp án: D
32. Đường lối phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc trong giai đoạn 1966- 1976:
A. Chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp nặng.
B. Chủ trương cưỡng bức thanh niên, trí thức về nông thôn “giáo dục lại”.
C. Nông nghiệp được đưa lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế.
D. Thực hiện phong trào Đại nhảy vọt với toàn dân làm gang thép.
Đáp án: B
33. Kết quả nào chưa đúng của công cuộc cải cách, hiện đại hoá nền kinh tế ở Trung Quốc?
A. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh và liên tục xuất siêu.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới và luôn đạt hơn 1.000 tỉ USD/năm.
C. Là nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
D. Nền kinh tế tăng trưởng cao và hiện nay đứng hàng thứ 7 trên thế giới.
Đáp án: D
34. Ngân hàng thế giới (WB) dự đoán GDP của Trung Quốc vào giữa thế kỉ XXI sẽ:
A. Vượt Mĩ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
B. Vượt Đức và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
C. Vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
D. Vượt Anh và trở thành nền kinh tế lớn thứ nam thế giới.
Đáp án: C
35. Những biện pháp Trung Quốc đã thực hiện trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp:
A. Thực hiện chiến dịch đại nhảy vọt.
B. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
C. Thành lập công xã nhân dân.
D. Khai hoang mỡ rộng diện tích.
Đáp án: B
36. Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu từ nông nghiệp là vì:
A. Nhằm khai thác nguồn lao động dồi dào và tiềm năng nông nghiệp to lớn.
B. Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho số dân đông chiếm 1/2 dân số thế giới.
C. Nông thôn là nơi thử nghiệm cải cách kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.
D. Nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển mạnh.
Đáp án: A
37. Những sai lầm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trước thời kì hiện đại hóa:
A. Áp dụng chế độ khoán sản phẩm đến các hộ gia đình nông dân, tăng giá nông phẩm.
B. Chủ trương công nghiệp hoá đất nước bằng phong trào toàn dân làm gang thép.
C. Xây dựng các cơ sở sản xuất và dịch vụ tư nhân khắp nông thôn và thành thị.
D. Nới lỏng chính sách hạn chế sinh đẻ đối với gia đình nông dân chưa có con hai.
Đáp án: B
38. Hiện nay, nền nông nghiệp Trung Quốc đang phải đương đầu với nhiều thách thức:
A. Đầu tư cho nồng nghiệp cao nhưng tốc độ phát triển nông nghiệp lại rất thấp so với công nghiệp.
B. Đất nông nghiệp giảm, giá nông phẩm cao nên không khuyến khích sản xuất phát triển.
C. Thị trường xuất khẩu nông sản bị hạn chế do chính sách bảo hộ nghiêm ngặt của các nước phát triển.
D. Việc gia nhập WTO làm cho các nông sản có ưu thế xuất khẩu khó cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đáp án: C
39. Nguyên nhân nào là chủ yếu làm giảm sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc?
A. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lạc hậu và yếu kém.
B. Sự xuống cấp của hệ thống thuỷ lợi đã làm suy yếu khả năng chế ngự thiên tai.
C. Đất nông nghiệp ngày càng giảm, hiện tượng sa mạc hoá đất đai ngày càng tăng.
D. Trình độ khoa học - kĩ thuật và sự đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn thấp.
Đáp án: D
40. Chứng minh ngành trồng trọt của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở phần lãnh thổ phía Đông:
A. Vùng Đông Bắc: lúa mì, cao lương, cũ cải đường, khoai tây.
B. Vùng Hoa Bắc: lúa gạo, chè, mía, cà phê, cao su, cam, chanh.
B. Vùng Hoa Trung: Lúa mì, lúa gạo, mía, thuốc lá, bông, kê.
D. Vùng Hoa Nam: lúa mì, ngô, hướng dương, bông, khoai tây.
Đáp án: A
41. Ngành trồng trọt của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở miền Đông là vì:
A. Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp để phục vụ cho xuất khẩu.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng nên dễ canh tác.
C. Vị trí thuận lợi cho giao lưu mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
D. Khí hậu chủ yếu là gió mùa cận nhiệt đới, lượng mưa khá lớn.
Đáp án: B
42. Kết quả của sự phát triển, hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc:
A. Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng tăng.
B. Đứng đầu thế giới về tổng sản lượng lương thực.
C. Tổng sản lượng các loại nông sản chủ yếu đều tăng.
D. Chiếm 98% rau quả các loại nhập vào nước Nga.
Đáp án: C
43. Hiện nay, Trung Quốc đứng đầu thế giới về một số sản phẩm nông nghiệp:
A. Lúa gạo, lúa mì.
B. Bông và lạc
C. Mía, củ cải đường.
D. Trâu và bò.
Đáp án: A
44. Điều nào sau đây không năm trong những biện pháp Trung Quốc đã thực hiện để phát triển công nghiệp?
A. Thiết lập cơ chế thị trường, cho phép các nhà máy chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao nhằm đuổi kịp trình độ quốc tế.
C. Thực hiện chính sách mở cửa, thành lập các khu chế xuất để thu hút đầu tư, công nghệ từ nước ngoài.
D. Chuyển từ một nước nông nghiệp chủ yếu dựa vào lao động thủ công thành một nước công nghiệp hiện đại.
Đáp án: D
45. Kết quả của công cuộc hiện đại hoá công nghiệp ở Trung Quốc:
A. Tạo nhiều hàng hoá đạt chất lượng quốc tế đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
B. Lượng hàng hoá sản xuất lớn, nhiều mặt hàng đứng đầu thế giới về số lượng.
C. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, đầu tư tập trung có hiệu quả.
D. Các ngành công nghiệp tập trung phần lớn ở miền Đông, nơi dân cư đông.
Đáp án: B
46. Năm ngành công nghiệp trụ cột của Trung Quốc hiện nay tạo số lượng lớn các sản phẩm công nghiệp là:
A. Khai thác than, dầu mỏ, hoá chất, cơ khí, xây dựng.
B. Công nghệ thông tin, điện tử, hoá dầu, dệt tơ tằm, điện lực.
C. Chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô-tô, xây dựng.
D. Công nghệ sinh học, hàng không, điện tử, hoá dầu, hoá chất.
Đáp án: C
47. Sự phân bố các ngành sản xuất công nghiệp của Trung Quốc:
A. Ngành khai thác than ở Đông Bắc, Bao Đầu, Thái Nguyên.
B. Ngành dệt tập trung chủ yếu ở các thành phố phía Nam.
C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao xây dựng ở Bắc Kinh.
D. Công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố ở miền Tây.
Đáp án: A
48. Các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Bắc Trung Quốc:
A. Bao Đầu, Bắc Kinh, Thái Nguyên.
B. Cáp Nhĩ Tàn, Thẩm Dương, An Sơn. ’
C. Vũ Hán, Trùng Khánh, Thượng Hải.
D. Thiên Tân, Thái Nguyên, Thanh Đảo.
Đáp án: B
49. Các cảng lớn nằm dọc ven biển của Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam:
A. Đại Liên, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu.
B. Thiên Tân, Đại Liên, Thượng Hải, Quảng Châu.
C. Quảng Châu, Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Liên.
D. Đại Liên, Thiên Tân, Thanh Đảo, Thượng Hải.
Đáp án: A
50. Vùng Đông Bắc Trung Quốc là nơi:
A. Có điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp.
B. Tập trung các thành phố lớn của Trung Quốc.
C. Thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài nhất.
D. Tập trung các cơ sở công nghiệp nặng quan trọng.
Đáp án: D
51. Các chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc trong thời kì mở cửa:
A. Thu hút số vốn đầu tư nước ngoài khá cao, thị trường quốc tế được mở rộng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng.
B. Cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương và điều chỉnh chiến lược ngoại thương cho phù hợp.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế ở miền ven biển để thu hút đầu tư và tiếp nhận kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài.
D. Sử dụng vốn vay của nước ngoài có hiệu quả trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành mũi nhọn.
Đáp án: C
52. Vai trò quan trọng nhất của hoạt động kinh tế đối ngoại trong công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc:
A. Có điều kiện giới thiệu đất nước với thế giới thông qua du lịch quốc tế.
B. Có nguồn vốn để đầu tư thực hiện công cuộc hiện đại hoá đất nước.
C. Tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lí kinh tế từ các nước khác.
D. Có điều kiện tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế.
Đáp án: B
53. Tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc hiện nay:
A. Tăng trưởng GDP vẫn giữ ở mức cao, bình quân đầu người đạt gần 1000 USD
B. Tăng trưởng kinh tế đang giảm sút, giá trị nhập khẩu vượt giá trị xuất khẩu.
C. Chất lượng nguồn lao động đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại.
D. Tình trạng thất nghiệp giảm nhờ tập trung phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn.
Đáp án: A
54. Trung Quốc rất chú trọng phát triển kinh tế phía Đông Nam là vì:
A. Là cửa ngõ giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và thế giới.
B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình đồng bằng màu mỡ, bờ biển dài.
C. Tập trung nhiều tài nguyên nên dễ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
D. Lao động đông, có cảng biển, gần các nước có nền kinh tế phát triển.
Đáp án: D