Bài 1 (trang 91 SGK Hóa 9): Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.
Giải:
Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3
H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.
Bài 2 (trang 91 SGK Hóa 9): Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.
Giải:
MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.
– Tác dụng với dung dịch axit:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.
– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.
– Dễ bị phân hủy:
MgCO3 → MgO + CO2.
Bài 3 (trang 91 SGK Hóa 9): Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:
Giải:
Các phương trình hóa học:
(1) C + O2 → CO2
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Bài 4 (trang 91 SGK Hóa 9): Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) H2SO4 và KHCO3
b) K2CO3 và NaCl
c) MgCO3 và HCl
d) CaCl2 và Na2CO3
e) Ba(OH)2 và K2CO3
Giải thích và viết các phương trình hóa học.
Giải:
Những cặp chất tác dụng với nhau:
a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
d) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KOH
Cặp chất không tác dụng với nhau: b).
Bài 5 (trang 91 SGK Hóa 9): Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Giải: