Câu 1. Vì sao thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?A. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
D. Tất cả ý trên.
Câu 2.Tổng số vốn mà Pháp đầu tư vào Đông Dương để thực hiện chương trình khai thác lần thứ hai (1924 - 1929) là bao nhiêu?A. Gấp 20 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
B. Gấp 10 lần so với 6 năm trước chiến tranh.
C. Gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
D. Gấp 8 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
Câu 3.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?A. Công nghiệp chế biến.
B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp.
D. Giao thông vận tải.
Câu4. Diện tích trồng cao su của Pháp ở Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1930 tăng lên bao nhiêu?A. Từ 20 ngàn héc ta tăng lên 120 ngàn héc ta.
B. Từ 15 ngàn héc ta tăng lên 150 ngàn héc ta.
C. Từ 15 ngàn héc ta tăng lên 140 ngàn héc ta.
D. Từ 15 ngàn héc ta tăng lên 120 ngàn héc ta.
Câu 5.Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?A. Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
B. Tước đoạt ruộng đất của nông dân.
C. Bắt nông dân di phu phen, tạp dịch.
D. Không cho nông dân tham gia sản xuất.
Câu 6.Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?A. Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc
C. Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc.
D. Tất cả ý trên
Câu 7. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất.
C. Biến Việt Nam thành căn cứ và chính trị quân sự của Pháp.
D. Câu A và B đúng.
Câu 8. Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đóng thuế rất nặng vào hàng hóa của các nước nào khi nhập vào thị trường Đông Dương?A. Hàng hóa của Ấn Độ.
B. Hàng hóa của Trung Quốc, Nhật Bản.
C. Hàng hóa của Thái Lan, Singapore
D. Hàng hóa của Triều Tiên, Mông Cổ.
Câu 9. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?A. Nền kinh tế phát triển theo hướng TBCN
B. Nền kinh tế mở cửa.
C. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào Pháp.
D. Nền kinh tế thương nghiệp và công nghiệp phát triển.
Câu 10. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp bắt đầu vào năm nào?A. 1914 B. 1918 C.1919 D. 1920
Câu 11. Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?A. Vừa thai thác vừa chế biến.
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.
Câu 12. Số vốn mà Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tói 400 triệu phrăng, gấp 10 lần trước chiến tranh được thực hiện vào năm nào?A.1926 B. 1927 C.1928 D. 1929
Câu 13. Trong chính sách thương nghiệp, Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài vì:A. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Đông Dương.
B. Cản trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài.
C. Muốn độc quyền chiếm thị trường Việt Nam và Đông Dương.
D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển.
Câu 14. Nhằm độc quyền chiếm thị trường Đông Dương, tư bản độc quyền Pháp đã làm gì?A. Ban hành đạo luật đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Đông Dương.
B. Cản trở hoạt động của tư bản Trung Quốc, Nhật Bản.
C. Lập ngân hàng Đông Dương.
D. Chỉ nhập hàng hóa Pháp vào thị trường Đông Dương.
Câu 15. Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp về căn bản không thay đổi vì:A. Không xây dựng các ngành công nghiệp nặng ở nước ta.
B. Tăng cường đánh thuế nặng.
C. Hạn chế phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
D. Bỏ vốn nhiều vào nông nghiệp và khai thác mỏ.
Câu 16. Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn bị lạc hậu, què quặt.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm lệ thuộc Pháp.
D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
Câu 17. Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam, chính sách đó được biểu hiện như thế nào?A. Mọi quyền hành nắm trong tay người Pháp.
B. Mọi quyền hành nắm trong tay vua quan Nam triều.
C. Mọi quyền hành vừa nắm trong tay người Pháp vừa nắm trong tay vua quan Nam triều.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 18. Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hóa, giáo dục nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?A. Lôi kéo, mua chuộc người Việt Nam thuộc tầng lớp trên của xã hội.
B. Thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
C.
“Chia để trị” và thực hiện có văn hóa nô dịch, ngu dân.
D. Mở trường dạy tiếng Pháp để đào tạo bọn tay sai.
Câu 19. Chính sách “Chia để trị” mà bọn thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?A. Nam Kỳ: thuộc Pháp, Trung Kỳ: nửa bảo hộ, Bắc Kỳ: bảo hộ.
B. Nam Kỳ: bảo hộ, Trung Kỳ: thuộc Pháp, Bắc Kỳ: nửa bảo hộ.
C. Nam Kỳ: nửa bảo hộ, Trung Kỳ: bảo hộ, Bắc Kỳ: thuộc Pháp.
D. Tất cả các câu trên đều sai.
Câu 20. Chính sách văn hóa, giáo dục mà Pháp thực hiện ở Việt Nam nhằm mục đích gì?A. Đào tạo đội ngũ trí thức ờ Việt Nam để đưa sang Pháp.
B.
“Khai hóa” văn minh cho dân tộc ta.
C. Nô dịch, đồi trụy nhân dân ta.
D. Tất cà các câu trên đều sai.
Câu 21. Những giai cấp nào trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào?A. Nông dân, địa chủ phong kiến.
B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công.
C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc.
D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân.
Câu 22. Giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau chiến tranh?A. Nông dân, tư sản dân tộc.
B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
D. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.
Câu 23. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến như thế nào?A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc.
B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp.
C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.
Câu 24. Thực dân Pháp đã đối xử với giai cấp tư sản Việt Nam như thế nào?A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.
B. Bị thực dân pháp chèn ép, kìm hãm.
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.
D. Được thực dân Pháp cho hưởng đặc quyền, đặc lợi.
Câu 25. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng đối lập của cách mạng Việt Nam?A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến
D. Giai cấp tư sản dân tộc
Câu 26. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa như thế nào?A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại ban
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 27. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.
B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 28. Vì sao tầng lớp tiêu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?A. Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ
B. Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp
C. Câu A đúng, câu B sai.
D. Câu A, B đều đúng.
Câu 29. Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?A. Nông dân B. Tư sản dân tộc
C. Địa chủ D. Công nhân.
Câu 30. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?A. Công nhân. B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản. D. Tư sản dân tộc.
Câu 31. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam?A. Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.
B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
C. Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.
D. Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Câu 32. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?A. Giai cấp nông dân B. Giai cấp tư sản dân tộc
C. Giai cấp công nhân D. Tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 33. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép
D. Thợ thủ công bị thất nghiệp
Câu 34. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?A. Giữa công nhân và tư sản.
B. Giữa nông dân và địa chủ.
c. Giữa nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 35. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn giai cấp cơ bản của cách mạng Việt Nam?A. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ.
c. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp.
Câu 36. Những thủ đoạn thâm độc nhất của tư bản Pháp về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm nô dịch lâu dài nhân dân Việt Nam là gì?A. Thâu tóm quyền hành trong tay người Pháp.
B. Cấu kết với vua quan Nam triều để đàn áp nhân dân.
C.
“Chia để trị”.D. Khủng bổ, đàn áp nhân dân ta.
Câu 37. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách chính trị của Pháp ở Việt Nam là gì?A. Mua chuộc, lôi kéo địa chủ và tư bản người Việt.
B. Vua quan Nam Triều chỉ là bù nhìn, quyền lực trong tay người Pháp.
C. Thẳng tay đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
D. A, B, C, đúng.
Câu 38. Trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối vói người nông dân, đó là giai cấp nào?A. Giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Tầng lớp đại địa chủ.
C. Tầng lớp tư sản mại bản.
D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 39. Thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến đối vói thực dân Pháp như thế nào?A. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để chống tư sản dân tộc.
B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc để chống Pháp khi bị chèn ép.
C. Sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân Pháp khi bị cắt xén quyền lợi về kinh tế.
Câu 40. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã:A. Được thực dân Pháp dung dưỡng.
B. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.
D. Được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng.
Câu 41. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương có hai giai cấp bị phân hoá thành hai bộ phận, đó là các giai cấp nào?A. Giai cấp nông dân và giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến và giai cấp tư sàn.
D. Giai cấp tư sản dân tộc và tầng lớp tiểu tư sản.
Câu 42. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đó là đặc điểm của giai cấp nào?A. Giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc.
D. Tầng lớp tư sản mại bản.
Câu 43. Giai cấp công nhân Việt Nam có nhưng đặc điểm riêng, đó là gì?A. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.
B. Có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.
D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung.
Câu 44. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?
A. Tiểu tư sản. B. Công nhân.
C. Tư sản. D. Địa chủ.
Câu 45. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta?A. Vì bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ.
B. Vì đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp
C. Câu A đúng, câu B sai.
D. Câu A, B đều đúng.
Câu 46. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
B. Nâu thuẫn giữa công nhân và tư bản.
C. Nâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
ĐÁP ÁN
l. B | 2. C | 3. B | 4. D | 5. B | 6. D | 7. D | 8. B | 9. C | 10.C | 11. D | 12. B |
13. C | 14. A | 15. C | 16 B | 17. A | 18. C | 19. A | 20. C | 21. A | 22. B | 23. C | 24. B |
25. C | 26 C | 27. D | 28. D | 29. D | 30. B | 31. D | 32. C | 33. B | 34. C | 35. B | 36. C |
37. D | 38. B | 39. C | 40. A | 41. C | 42. B | 43. C | 44. B | 45. D | 46. C | |