Câu 1. Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
A. Sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga (11-1917).
B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6-1919).
C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp (12-1920).
D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế.
Câu 2. Khi Đệ tam quốc tế (Quốc tế Cộng sản) thành lập ở Mát-xcơ-va vào tháng 2-1919. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc đang ở đâu?
A. Ở Anh. B. Ở Pháp. C. Ở Liên Xô. D. Ở Trung Quốc.
Câu 3. Những sự kiện nào sau đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam?
A. Quốc tế Cộng sản được thành lập (2-1919).
B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (1920).
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921).
D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 4. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hường tư tường Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Giai cấp công nhản đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 5. Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khỏi xướng, đó là:
A. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam Ki.
C. Phong trào “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”.
D. Thành lập đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.
Câu 6. Ai là người đứng ra thành lập đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?
A. Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu.
B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài.
C. Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.
D. Bùi Quang Chiêu, Phạm Hồng Thái.
Câu 7. Những tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của tổ chức nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B. Việt Nam quốc dân đảng.
C. Tân Việt cách mạng đảng.
D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 8. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là:
A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”.
B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.
C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”.
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”.
Câu 9. Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) có hai sự kiện trong nước tiêu biểu nhất, đó là sự kiện nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son và công nhân Phú Riềng.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh.
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang nổ tại Sa Diện và Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội Nghị Véc-xai.
D. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội châu.
Câu 10. Trần Dân Tiên viết: “Việc đỏ tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ảnh điều đó?.
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926).
D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6-1924).
Câu 11. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) cuối cùng bị thất bại?
A. Hệ tư tường dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
B. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.
C. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị; tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
D Do chủ nghĩa Mác - Lê-nin chưa được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
Câu 12. Mục tiêu đấu tranh cua phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là:
A Đòi quyền lợi về kinh tế.
B Đòi quyền lợi về chính trị.
C Đòi quyền lợi về kinh tế vả chính trị.
D Chống thực dân Pháp đề giai phóng dân tộc.
Câu 13. Chọn địa danh đúng để điền vào câu sau đây:
Sang năm 1924, có nhiều cuộc bài công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay gạo ở …………….
A. Hà Nội, Huế, Sài Gòn. B. Nam Định, Hà Nội, Hài Dương,
C. Hài Phòng, Nam Định, Vinh. D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.
Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác?
A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn ( 1922).
B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922).
C. Bãi công của thợ máy xướng Ba Son cảng Sài Gòn ngăn tàu chiến Pháp đi đàn áp cách mạng ở Trung Quốc (8-1925).
D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).
Câu 15. Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhản và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”.
A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son càng Sài Gòn (8-1925).
B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện- Quảng Châu (6-1924).
D. Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (1919).
Câu 16. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Đầu tiên Bác đến nước nào?
A. Ngày 6-5-1911, tại Sài Gòn, đầu tiên Bác đến nước Trung Quốc.
B. Ngày 5-6-1911, tại Phan Thiết, đầu tiên bác đến nước Pháp.
C. Ngày 5-6-1911, tại Sài Gòn đầu tiên Bác đến nước Pháp.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 17. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?
A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp,
C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Câu 18. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), Bác Hồ đi từ nước nào đến nước nào để nghiên cứu, học tập Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Từ Mĩ sang Nga. B. Từ Pháp sang Trung Quốc.
C. Từ Anh sang Nga. D. Từ Anh sang Pháp.
Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị véc-xai (18-6-1919).
B. Nguyền Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
C. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).
Câu 20. Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở nước nào?
A. Ở Liên Xô. B. Ở Pháp. C. Ở Trung Quốc. D. Ở Anh.
Câu 21. Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại.”. Hãy cho biết đoạn văn trên của ai, viết trong tác phẩm nào?.
A. Của Lê-nin, trong Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
B. Của Mác - Ăng-ghen trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sàn.
C. Của Nguyễn Ái Quốc trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa.
D. Tất cả đều sai.
Câu 22. Vào thời gian nào Nguyễn Ái Quốc rời Pa-ri đi Liên Xô, đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới?
A. Tháng 6-1924. B. Tháng 6-1922.
C. Tháng 12-1923. D. Tháng 6-1923.
Câu 23. Sự kiện ngày 17-6-1924, gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là:
A. Người dự Đại hội nông dân Quốc tế.
Đ. Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
C. Người dự Đại hội Quốc tế phụ nữ.
D. Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
Câu 24. Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?
A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3-2-1930).
B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
D. Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Câu 25. Từ năm 1920 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở các nước.
A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
D. Câu A và câu C đúng.
Câu 26. Trong những năm 1919 - 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến cách mạng tháng Mười Nga.
B. Nguyễn Ái Quốc đến vói chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vec-xai.
D. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 27. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923-1924?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 28. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1930 là gì?
A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 29. Chọn sự kiện ở cột A cho phù họp với cột B sau đây:
A | B |
1. Phan Bội Châu | A. Bản án chế độ thực dân Pháp. |
2. Phan Châu Trinh | B. Mưu sát tên toàn quyền Méc-lanh |
3. Phạm Hồng Thái | C. Khởi xướng phong trào Đông Du. |
4. Nguyễn Ái Quốc | D. Thực hiện chủ trương cải cách dân chủ. E. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái. G. Tìm con đường cứu nước sang phương Tây H. Bị bắt ở Trung Quốc |
Câu 30. Xác định mối quan hệ cặp đôi giữa các niên đại và sự kiện sau đây:
Niên đại | Sự kiện |
1. 5-6-1911 2. 7-1920 3. 6-1925 4. 3-2-1930 | A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên B. Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. D. Nguyền Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. |
Câu 31. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của lóp người đi trước là:
A. Đi sang phương Tây tim đường cứu nước.
B. Đi sang châu Mì tìm đường cứu nước.
C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 32. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:
A. Ảnh hường của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai ( 18-6-1919).
C. Đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920 ).
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
Câu 33. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy. Đó là nội dung của tờ báo nào của Nguyễn Ái Quốc?
A. Đời sống công nhân. B. Nhân dạo.
C. Người cùng khổ. D. Tạp chí Thư tín quốc tế.
Câu 34. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”:
A. Khi sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. Khi đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Khi viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”.
D. Khi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924).
Câu 35. Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào CM ở các thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa trong:
A. Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua ( 12-1920).
B. Hội nghị Quốc tể nông dân (6-1923).
C. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội VNCM Thanh niên (5-1929).
Câu 36. Năm 1922 Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo:
A. Đời sống công nhân. B. Người cùng khổ (Le Paria),
C. Nhân đạo. D. Sự thật.
Câu 37. Thời gian 6-1924 gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô, đó là sự kiện nào?
A. Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
B. Người dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
C. Người dự Đại hội quốc tế phụ nữ.
D. Người dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản.
Câu 38. Trong quá trình hoạt động để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt động nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc đã diễn ra tại Quảng Châu (Trung Quốc)?
A. Dự hội nghị quốc tế nông dân.
B. Dự đại hội Quốc tế Cộng sản.
C. Ra báo “Thanh niên”.
D. Xuất bản tác phẩm “Bán án chế độ thực dân”.
Câu 39. Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản năm 1922 là:
A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. B. “Đường Cách mệnh”,
C. Báo “Thanh niên”. D. Tất cả cùng đúng.
Câu 40. Thời gian ở Liên Xô, 1923-1924, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo:
A. Đời sống công nhân.
B. Báo Nhân đạo, Báo Sự thật.
C. Tạp chí Thư tín quốc tế, Báo Sự thật.
D. Tạp chí Thư tín quốc tế.
Câu 41. Nguyễn Ái Quốc tham giạ Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924) tại Liên Xô vào năm bao nhiêu tuổi?
A. 33 tuổi B. 34 tuổi C. 35 tuổi D. 36 tuổi
Câu 42. Cuối 1924 đã diễn ra sự kiện gì gắn liền vói hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A. Nguyền Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
B. Nguyền Ái Quốc về Quảng Châu - Trung Quốc.
C. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”.
D. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 43. Những sự kiện nào dưới đây thúc đẩy quá trình phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam?
A Tác phẩm “Đường cách mệnh” và “Bản án chế độ thực dân” được đưa vào Việt Nam.
B Báo “Người cùng khổ”, báo “Thanh niên” được phổ biến ở Việt Nam.
C. Chủ trương “Vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
D. A, B và C đúng.
Câu 44. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
A. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu - Trung Quốc, ra báo “Thanh niên”.
B. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước.
C. Chủ trương phong trào “Vô sản hóa”.
D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy Diêm và cửa Bến Thủy.
Câu 45. Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1925?
A. Nguyễn Ải Quốc tiếp nhận tư tưởng chù nghĩa Mác - Lê-nin.
B. Chuẩn bị về chính trị, tư tường và tổ chức cho sự ra đời của chính đàng vô sản ở Việt Nam.
C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
ĐÁP ÁN
1.A 2.B 3.D 4.B 5.C 6.A 7.C 8.D 9.B 10.D
11.C 12.A 13.B 14.C 15.A 16.C 17.A 18.D 19.C 20.B
21.C 22.D 23.B 24.A 25.A 26.B 27.A 28.A
29. 1: C, H. 2:D, H 3:B. 4:A, G, H, I.
30. 1:C, 2:D 3:A, 4 B.
31.A 32.D 33.C 34.B 35.C 36.B 37.B 38.C 39.A 40.C
41.B 42.B 43.D 44.A 45.B