Chính sách đối ngoại của đế quốc Mỹ từ năm 1945 đến những năm 80.

Thứ bảy - 14/04/2018 05:12
Chính sách đối ngoại của đế quốc Mỹ từ năm 1945 đến những năm 80.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. nhìn chung chính sách đối ngoại cơ bản của Mỹ là phản động và luôn luôn theo đuổi ý đồ bá chủ thế giới. Cụ thể là:
 
- Năm 1947, Tổng thống Tơruman đã đề ra chủ nghĩa Tơruman, mở đầu thời kỳ bành trướng vươn lên thống trị thế giới của đế quốc Mỹ. (Mỹ đã xúc tiến chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự, bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực để tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua viện trợ kinh tế và quân sự để không chế và nô dịch các nước đồng minh).
 
- Các tổng thống tiếp theo đều đưa ra học thuyết của mình để thực hiện Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ như: chủ nghĩa Aixenhao (1953), “chủ nghĩa lấp chỗ trống” ở Đông Dương và Trung Đông, chiến lược hòa bình của Kennơdi (1961). Năm 1969 học thuyết Nichxơn, học thuyết Rigân. học thuyết Busơ v.v...
 
Mặc dù tên gọi khác nhau, nội dung, biện pháp khác nhau, đường lối có thể cứng rắn, ôn hòa khác nhau, nhưng các học thuyết ấy đều thống nhất nhằm 3 mục tiêu là:
 
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
 
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hòa bình dán chủ và tiến bộ thế giới.
 
+ Khống chế, nô dịch các nước đồng minh.
 
Để đạt được mục tiêu trên, chinh sách cơ bản của Mỹ là “chính sách thực lực” tức là chính sách dựa vào sức mạnh của mình.
 
Mỹ đã lập ra các khối quân sự: NATO, SEATO, CENTO, v.v... ra sức chạy đua vũ trang kể cả vũ khí hạt nhân, phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ trang ở khắp các khu vực trên toàn thế giới.
 
Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân thế giới: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ ở khắc các châu Á. Phi, Mỹ Latinh đã làm cho hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mỹ bị thất bại ở nhiều nơi: Việt Nam, Lào, Trung Đông, Cuba v.v...
 
Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ ở các nước tư bản phát triển mạnh mẽ... Các nước đồng minh Mỹ vươn lên mạnh và đang trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ, thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây