Câu 1.
a. Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
- Từ giữa thế kỉ XIV ( 14 ) nhà Trần bước vào thời kì suy yếu
- Vua quan không quan tâm tới dân, dân oán giận khởi nghĩa
b. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược
Nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược là Do Hồ Quý Ly không đoàn kết toàn dân để kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại.
b. Nhà Hồ được thành lập như thế nào?
Thoát chết sau một vụ mưu sát, năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự xưng là vua, lập nên nhà Hồ, dời về Tây Đô đổi tên nước là Đại Ngu
c. Quân Minh sang xâm lược nước ta vào năm nào?
Năm 1406
Câu 2.
a. Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
Vì ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm, thuận lợi cho quân ta để bố trí trận địa mai phục
b. Hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại Ải Chi Lăng
Xem SGK
d. Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?
Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước. Như vậy chiến thắng Chi Lăng đã góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Lê lợi lên ngôi hoàng đế (1428) mở đầu thời Hậu Lê.
Câu 3.
a. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? Đặt tên nước là gì?
Năm 1428, Lê lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt
b. Những việc làm nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà Lê ?
- Ở thời Hậu Lê vua có uy quyền tuyệt đối.
- Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua.
- Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội.
- Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chứ quan cao cáp như Tướng Quốc, Đại tổng quân, Đại hành khiển
- Giúp việc cho vua có các bộ và các viện
c. Vua Lê Thánh Tông đã có công gì với đất nước thời bấy giờ?
+ Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức. Đây là bản đồ đầu tiên của nước ta
+ Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta và có những điều tiến bộ
Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội
Câu 4.
a. Em hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê?
- Về tổ chức trường học: Dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám. Tại đây có các lớp học, có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách.
- Trường không chỉ đón nhận con cháu của vua quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Ở các địa phương, nhà nước cũng mở trường công bên cạnh các lớp học tư của các thầy đồ
- Nội dung học tập để thi cử là nho giáo, học sinh phải thuộc lòng những điều nho giáo dạy để trở thành người biết suy nghĩ và hành động đúng theo suy nghĩ của nho giáo
- Cứ 3 năm có một kì thi Hương ở các địa phương và thi hội ở kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ. Ngoài ra theo định kì có kiểm tra trình độ của quan lại
b. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh( Đọc tên người đỗ ), lễ vinh quy ( Đón rước người đỗ cao về làng )và khắc tên tuổi người đỗ cao( tiến sĩ ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.
c. Giáo dục thời Hậu Lê như thế nào
Giáo dục thời hậu Lê đã có nề nếp và quy cũ
d. Trường học thời Hậu Lê đào tạo những người như thế nào?
Trường học thời Hậu Lê đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước
Câu 5.
a. Văn học và khoa học thời Hậu Lê như thế nào?
Dưới thời Hậu Lê (tk XV), văn học và khoa học của nước ta đã được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu cho thời kì đó.
b. Kể tên một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của văn học ở thời Hậu Lê
Kể tên một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của văn học ở thời Hậu Lê là:
- Tác phẩm: Bình Ngô đại cáo, Các tác phẩm của Hội tao Đàn, Ức trai thi tập
- Tác giả: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Hội Tao Đàn, Nguyễn Húc
c. Các công trình tiêu biểu và các tác giả của công trình đó:
Tác phẩm | Tác giả |
Đại việt sử ký toàn thư Lam sơn thực lực Dư địa chí Đại hành toán pháp | Ngô Sĩ Liêm Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi Lương Thế vinh |
d. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những nhà văn hoá tiêu biểu thời hậu Lê là vì:
Nguyễn Trãi có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lý.
Lê Thánh Tông đã để lại một di sản thơ văn phong phú đồ sộ. Ông đã thành lập hội Tao đàn đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
c. Thời Hậu Lê, văn học Việt bằng chữ nào chiếm ưu thế?
Chữ Hán
Câu 6. Các triều đại và kinh đô từ năm 939 đến năm 1428
TT | Năm | Triều đại | Tên nước | Kinh đô |
1 | 939 | Nhà Ngô | Âu Lạc | Cổ Loa |
2 | 968 | Nhà Đinh | Đại cồ Việt | Hoa Lư |
3 | 979 | Nhà Tiền Lê | | |
4 | 1009 | Nhà Lý | Đại Việt | Thăng Long |
5 | 1226 | Nhà Trần | Đại Việt | Thăng Long |
6 | 1400 | Nhà Hồ | Đại Ngu | Tây Đô |
7 | 1428 | Nhà Hậu Lê | Đại Viêt | Thăng Long |
Câu 7.
a. Do đâu mà vào đầu thế kỉ XVI nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt ?
Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ
b. Trong vòng 50 năm, họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bao nhiêu lần?
7 lần
c. Họ Trịnh và họ Nguyễn lấy con sông nào làm ranh giới?
Hai bên lấy con sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng ngoài từ sông Gianh trở ra, đàng trong từ sông gianh trở vào.
Đàng ngoài họ Trịnh cai trị
Đàng trong họ Nguyễn cai trị
d. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả là đất nước bị chia cắt, Đàn ông phải ra trận chém giết lẫn nhau, Vợ phải xa chồng, con không thấy bố. Hơn 200 năm chia cắt loạn lạc nhân dân khổ cực ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của đất nước.
Câu 8.
a. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
Từ cuối thế kỉ XVI, cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong được xúc tiến mạnh mẽ, từng đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam. Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến nam Trung Bộ, Tây Nguyên đoàn người đi sâu vào đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đau học lập làng ấp mới, biến những vùng đất hoang vắng thành những xóm làng đông đúc ngày càng trù phú
b. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển đất nước?
Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt
Câu 9.
a. Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII như thế nào?
Vào thế kỉ XVI – XVII, một số thành thị ở nước ta trở nên phồn thịnh
Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là những thành thị nổi tiếng thời đó
b. Mô tả lại một số thành thị ở nước ta:
- Thăng Long :
+ Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á.
+ Lớn bằng với một số thành thị ở châu Á
+ Những ngày phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập.
+ Nhiều phố phường
- Phố Hiến: Có trên 2000 nóc nhà
Có dân cư từ nhiều nước đến ở trong đó có Trung Quốc và Nhật bản rất đông ngoài ra còn có Hà lan, Anh và Pháp. Nơi đây buôn bán tấp nập
- Hội An:
- Hội An là thành phố cảng lớn nhất và đẹp nhất ở Đàng Trong.
- Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thành phố này
- Hội An là nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
b. Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào thời gian nào?
- Vào ngày 5.12.1999 phố cổ Hội An Được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới
d. Cảnh buôn bán sôi động ở thành thị nói lên tình hình nước ta thời đó như thế nào ?
Cảnh buôn bán sôi động ở thành thị chứng tỏ: Thành thị trở nên phồn vinh nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.
Câu 10.
a. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
- Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. Thống nhất đất nước
b. Chiến thắng của quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh ?
Xem SGK
c. Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh, làm chủ thăng Long năm 1786, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước
Câu 11. Kể lại Trận Ngọc Hồi - Đống Đa?
Xem SGK
Câu 12. Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh xâm lược:
- Cuối năm 1788 quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra bắc đánh đuổi quân Thanh. Ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa quân ta thắng lớn. Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước
b. Kể lại những chính sách về kinh tế, văn hoá hoá, giáo dục của vua Quang Trung?
-Về kinh tế: + Ban bố: Chiếu khuyến nông, lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang
+ Cho đúc đồng tiền mới
+ Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá
+ Cho mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán
-Về văn hoá giáo dục:
+ Ban bố: Chiếu học tập
+ Vua Quang Trung cho dịch các sách chữ Hán sang chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia. Chữ Nôm được dùng trong thi cử và nhiều sắc lệnh của nhà nước
c. Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm vì mong muốn của ông là nhằm bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc
d. Vua Quang Trung mất năm nào? Năm 1792
Câu 13.
a. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
Sau khi Quang Trung mất Triều đại Tây Sơn suy yếu dần lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công Nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Gia Long lập nên triều Nguyễn.
b. Những điều gì cho thây vua quan Nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bát cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình
Vua quan nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương, từ việc đặt luật pháp đến các kì thi Hội, từ việc thay đổi các quan trong triều, điều động quân đi đánh xa đến việc trực tiếp điều hành các quan đứng đầu tỉnh …đều do vua quyết định.
Ngoài ra nhà Nguyễn còn ban hành Bộ luật Gia Long qui định những kẻ mưu phản và cùng mưu không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm đều bị xử lăng trì. Ông, cha, con, cháu, anh, em của kẻ đó từ 16 tuổi trở lên đều bị chém đầu. Con trai từ 15 tuổi trở xuống, mẹ, con gái của những kẻ đó đều phải làm nô tì cho nhà quan. Tài sản của các kẻ đó bị tịch thu.
c. Kể tên các đời vua nhà Nguyễn
Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạn, Thiệu Trị, Tự Đức.
Câu 14.
a. Mô tả kiến trúc đọc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
đọc SGK
+ Ngày 11.12.1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
b. Hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại Ải Chi L ăng
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng sơn. Mờ sáng chúng đến Ải Chi Lăng. Kị binh ra nghinh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi theo nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống
Lọt vào giữa trận địa “Mưa tên”. Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. Quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoảng loạn lại nghe tin Liễu Thăng tử trận càng khiếp sợ. hàng vạn quân Minh bị giết số còn lại rút chạy.