Câu 1. Cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật lần hai được khởi đầu từ
A. Nước Mĩ.
B. Nhật Bản.
C. Nước Anh.
D. Liên Xô
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ngày nay là do:
A. Bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt
B. Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ xviii- xix
C. Nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao
D. Yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì "chiến tranh lạnh".
Câu 3. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ ngày nay là:
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Khoa học gắn liền với kĩ thuật
C. Mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ sản xuất
D. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
Câu 4. Từ những năm 70 (thế kỉ XX) đến nay, cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật diễn ra chủ yếu về:
A. Lĩnh vực kinh tế.
B. Lĩnh vực khoa học
C. Lĩnh vực kĩ thuật.
D. Lĩnh vực công nghệ.
Câu 5. Điểm khác nhau cơ bản về đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai so với lần thứ nhất là
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản
D. Khoa học-kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 6. Năm 1997, một thành tựu sinh học gây chấn động lớn dư luận thế giới, đó là:
A. Các nhà khoa học công bố "Bản đồ gien người"
B. Công nghệ enzim ra đời
C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ "đột biến gien".
Câu 7. Nước đầu tiên mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ là:
A. Mĩ.
B. Liên Xô
C. Nhật Bản.
D. Trung Quốc.
Câu 8. Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là:
A. Năm 1949, Liên Xô nghiên cứu và chế tạo thành công động cơ phản lực
B. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo
C. Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất
D. Năm 1972, Liên Xô xây dựng trạm vệ tinh ngoài Trái Đất.
Câu 9. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học- công nghệ, đã dẫn đến hiện tượng:
A. Bùng nổ thông tin.
B. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao
C. Chảy máu chất xám
D. Con người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
Câu 10. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học – công nghệ là:
A. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ
B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ
C. Làm thay đổi căn bản các nhân tố sản xuất
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 11. Hạn chế cơ bản nhất của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là:
A. Chế tạo ra vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
B. Chế tạo vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đến trước nguy cơ chiến tranh mới
C. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
D. Nguyên nhân của nạn khủng bố, gây nên tình trạng căng thẳng
Câu 12. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nó đã phản ánh:
A. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cao
C. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng
D. Các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.
Câu 13. Một hệ quả quan trọng của cách mạng KH-CN từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là:
A. Sự thay đổi về cơ cấu dân số
B. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao
C. Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá
D. Nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 14. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhằm:
A. Hình thành các công ti xuyên quốc gia
B. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
C. Đẩy mạnh xu hướng toàn cầu hoá
D. Thắt chặt quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 15. AFTA là
A. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ
B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
C. Diễn đàn hợp tác Á- Âu
D. Khu vực thương mại tự do ASEAN.
Câu 16. Việt Nam tham gia Diễn đàn APEC vào:
A. Năm 1989.
B. Năm 1995.
C. Năm 1998.
D. Năm 2006
Câu 17. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO):
A. Vào ngày 7/11/2006 tại Giơ-ne-vơ (Thuỵ Sĩ)
B. Vào ngày 11/11/2006 tại Hà Nội
C. Vào ngày 11/11/2006 tại Pa-ri (Pháp)
D. Vào ngày 7/11/2006 tại Niu-oóc (Mĩ)
Câu 18. Sự tồn tại của toàn cầu hoá là
A. Sự bùng nổ tức thời của kinh tế thế giới
B. Sự tồn tại tạm thời trong quá trình phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế
C. Xu thế chủ quan của các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới
D. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược.
Câu 19. Cơ hội lớn nhất của nước ta trước xu thế toàn cầu hoá là
A. Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài
B. Tiếp thu thành tựu to lớn của cách mạng khoa học- công nghệ
C. Nhập khẩu hàng hoá với giá thấp
D. Xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
Câu 20. Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, nếu như
A. Không đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
B. Không phát minh, cải tiến khoa học- kĩ thuật
C. Bỏ lỡ cơ hội, không có sự thích ứng, hoà nhập và tiếp thu tiến bộ KH-KT
D. Tự tin vào chính mình.
Câu 21. APEC là tên viết tắt của tổ chức nào?
A. Quỹ tiền tệ quốc tế
B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
D. Diễn đàn hợp tác Á- Âu.
Câu 22. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 trải qua mấy giai đoạn chính?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn
Câu 23. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa con người chuyển sang nền văn minh
A. Công nghiệp và hậu công nghiệp
B. Công nghệ thông tin
C. Kĩ thuật tiên tiến.
D. Nhân loại
Câu 24. “Không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi là với tự nhiên trả thù lại chúng ta” là lời cảnh báo về hậu quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cách đây hàng trăm năm của
A. Ăngghen.
B. Các Mác.
C. Anhxtanh.
D. Vanga
Câu 25. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ xuất hiện từ
A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX
B. Nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX
C. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX
D. Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 26. Ngành khoa học cơ bản bao gồm
A. Toán, lý, hóa và sóng điện tử.
B. Toán, khoa học kĩ thuật, lý và sinh
C. Toán, lý, hóa và sinh.
D. Vật liệu siêu bền, hóa học, lý và sinh.
Câu 27. Nguyên nhân lớn nhất, đe dọa nền văn minh và con người trên trái đất của cách mạng khoa học công nghệ là
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Dịch bệnh phát sinh
C. Hiện tượng chảy máu chất xám.
D. Sản xuất các loại vũ khí có tính hủy diệt hàng loạt
Câu 28. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
A. Thế kỉ VII
B. Thế kỉ VIII.
C. Thế kỉ XV.
D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 29. Trong các thành tựu các ngành khoa học cơ bản sau, thành tựu nào trở thành ngành mũi nhọn?
A. Cuộc cách mạng xanh.
B. Công nghệ sinh học
C. Phóng xạ sinh học.
D. Năng lượng nhiệt hạch
Câu 30. Diễn đàn hợp tác Á-Âu là
A. ASEM.
B. APEC.
C. AFTA.
D. WB
ĐÁP ÁN
1. A | 2. C | 3. A | 4. B | 5. D | 6. C | 7. A | 8. C | 9. A | 10. B |
11. B | 12.B | 13. A | 14. B | 15. D | 16. C | 17. A | 18. D | 19. B | 20. C |
21. C | 22. B | 23. A | 24. A | 25. C | 26. C | 27. D | 28. X | 29. D | 30. A |