Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là:
A. Văn Lang
B. Đại việt
C. Đại cồ Việt
D. Nam Việt
Câu 2: Ai là người chỉ huy quân ta chống quân xâm lược Tống lần thứ hai (1075 – 1077)?
A. Nguyễn Huệ
B. Lê Thánh Tông
C. Lý Thường Kiệt
D. Lý Công Uẩn
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Lòng yêu nước căm thù giặc của hai bà.
B. Tô Định đã giết Thi Sách (chồng của Trưng Trắc).
C. Cả hai ý trên.
Câu 4. Nhà Trần cho đắp đê để:
A. Phòng chống lũ lụt
B. trồng lúa nước
C. khuyến khích nông dân sản xuất
D. phòng chống quân xâm lược phương Bắc
Câu 5: Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau:
Thời gian |
|
Sự kiện lịch sử |
1 |
968 |
|
a |
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn |
2 |
981 |
|
b |
Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. |
Đáp án
1 - a
2 - b
Câu 6 Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Âu Lạc.
B. Văn Lang.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Việt.
Câu 7 Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán vào năm nào? ( M2)
A. 40.
B. 179.
C. 938
D. 968.
Câu 8 Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Phòng tuyến sông Như Nguyệt
B. Cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng
C. Cả hai ý trên đều sai
Câu 9. Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì?
A. Để chống lũ lụt.
B. Để chống hạn hán.
C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê.
D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 10 : Hãy nối sự kiện ở cột A với tên một số nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.
Đáp án: 1A, 2C, 3D, 4B
Câu 11: Điền vào các từ ngữ:
thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin vào các chổ trống của các câu sau cho thích hợp.
Cuộc........... chống quân Tống xâm lược............... đã giữ vững được nền.................. của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta....................ở sức mạnh của dân tộc.
Đáp án: kháng chiến – thắng lợi – độc lập – lòng tin
Câu 12: Nước Văn Lang có vua nào?
A. Vua Hùng
B. Vua Đinh Tiên Hoàng
C. Vua Lý Thái Tổ
D. Vua Lê Thái Tổ
Câu 13 : Sau khi dời đô ra Thăng Long đời sống của nhân dân như thế nào? (M2)
A. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông.
B. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi.
C. Cả a, b đúng
D. Cả a, b sai
II. Phần tự luận:
Câu 1. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Trả lời: Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi, muốn cho con cháu đời sau được sống ấm no.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Trả lời: Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
-Chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
-Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.
Câu 3: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã làm gì?
Trả lời: Khi đô hộ nước ta, các triều đại Phong kiến phương Bắc đã: Bắc dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
Câu 4: Hãy chọn các từ: Nam Hán, thuỷ triều, năm 938, bãi cọc rồi điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (2 điểm)
Quân.................kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta, lợi dụng .....................lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào ...............rồi đánh tan quân xâm lược ...................
Câu 5: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ?
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì độc lập cho dân tộc ta.
- Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.