I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em cho là đúng nhất Câu 1 : Cuộc khởi nghĩa Yên Bái diễn ra vào thời gian nào ?
A. Năm 1929
B. Năm 1930
C. Năm 1931
D. Năm 1932
Câu 2 : Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp và ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” trong hoàn cảnh nào ?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu.
B. Ở mặt trận Đông Dương, phát xít Nhật giành quyền chủ động.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Ở mặt trận Đông Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước đòn tấn công dồn dập của Anh-Mĩ.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 3 : Ngày 14-9-1946, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện của chính phủ Pháp là Xanh-tơ-ri :
A. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
B. Bản Tạm ước Việt –Pháp.
C. Hiệp ước an ninh Việt-Pháp.
D. Hiệp định sơ bộ
Câu 4 : Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào ?
A. Thực dân Pháp bội ước sau Hiệp định sơ bộ và tạm ước.
B. Tiến công ta ở trong Nam, ngoài Bắc, tập trung nhất là ở Hà Nội.
C. Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải hạ vũ khí đầu hàng.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 5 : Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 ?
A. Pháp thực hiện kế hoach “Rơ-ve”, “khóa cửa biên giới Việt-Trung”. Tấn công Việt Bắc lần hai.
B. Thực dân Pháp thực hiện kế hoach Na-va.
C. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương và xâm lược Việt Nam.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6 : Phong trào “Đồng khởi” diễn ra vào thời gian nào ?
A. 1959-1960
B. 1960-1961
C. 1958-1959
D. 1959-1961
Câu 7 : Từ năm 1965 – 1973 Mĩ đã tiến hành ném bom phá hoại miền Bắc nước ta mấy lần
A. 1 lần
B. 3 lần
C. 2 lần
D. 4 lần
Câu 8 : Chiến dịch giải phóng nơi nào mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh ?
A. Chiến dịch Hà Nội.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
C. Chiến dịch Tây Nguyên
D. Chiến dịch Sài Gòn.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1 (2,0đ) Từ năm 1975-1976 ta đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước như thế nào ?
Câu 2 (4,0đ) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975). Theo em, từ nguyên nhân thắng lợi đó, bài học kinh nghiệm gì được rút ra cho cách mạng Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong mọi thời đại ?
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Sau đại thắng xuân năm 1975 Quốc hội khóa VI, kì họp thứ nhất đã có những quyết định : “Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội quyết định lấy tên nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2/7/1976), quyết định Quốc huy, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2 (4,0 điểm):
* Nguyên nhân thắng lợi : (1đ)
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo...
- Nhân dân ta ở hai miền đoàn kết nhất trí, giàu lòng yêu nước, cần cù, dũng cảm; hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh…
- Tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương, sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc...
* Ý nghĩa lịch sử : (2đ)
+ Đối với Việt Nam: (1đ)
- Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với thế giới: (1đ)
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.
- Là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.
* Bài học kinh nghiệm : (1đ) (Nội dung liên hệ có hướng mở để tạo cơ hội cho học sinh thể hiện quan điểm, nhận thức của cá nhân).
- Tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa Đảng với nhân dân.
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong mọi lĩnh vực (phát triển kinh tế-văn hóa đất nước; giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn trật tự an ninh xã hội...)