Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm học 2017 - 2018 (Đề 4)

Thứ hai - 21/05/2018 04:22
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm học 2017 - 2018 (Đề 4), có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: (TH) Yếu tố nào không phải là hạn chế trong Chiến lược kinh tế hướng nội ở các nước thuộc nhóm nước sáng lập ASEAN?
     A. Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và công nghệ   B. Chưa tự túc được vấn đề lương thực
     C. Chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ           D. Đời sống người lao động còn khó khăn.
Câu 2: (VDT) Một trong những yếu tố làm cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên gồm hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á (đến năm 1999) là:
     A. Chỉ thị của Liên hợp quốc.
     B. Chỉ thị của Mĩ và các nước lớn.
     C. Các quốc gia ở Đông Nam Á đều đã giành được độc lập.
     D. Cùng hệ tư tưởng và hệ thống chính trị.
Câu 3: (TH) Mùa xuân năm 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân Việt Nam thắng lợi đã
     A. Giúp cho nhân dân Lào có cơ sở giành thắng lợi hoàn toàn.
     B. Cổ vũ nhân dân Lào đứng lên giành chính quyền trong cả nước
     C. Cổ vũ và tạo điều kiện cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
     D. Tạo điều kiện cho các lực lượng cách mạng ở Lào giành chính quyền trong cả nước.
Câu 4: (VDT) Nối sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A về quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á. 
A B
1) 17-8-1945 a. Lào tuyên bố độc lập
2) 12-10-1945 b. Inđônêxia tuyên bố độc lập.
3) 4-7-1946 c. Xingapo được Anh trao trả quyền tự trị
4) 31-8-1957 d. Mỹ quyên bố trao trả độc lập cho Philippin.
5) 3-6-1959 e. Mã Lai tuyên bố độc lập.
     A. le, 2b, 3c, 4d, 5a      B. lb, 2a, 3e, 4c, 5d       C. lb, 2a, 3d, 4e, 5c         D. lb, 2d, 3e, 4c, 5a
Câu 5: (TH) Có mấy nội dung sai khi nói về nội dung về chiến lược kinh tế hướng nội ở các nước thuộc nhóm nước sáng lập ASEAN?
1. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
2. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
3. Vận động sử dụng hàng tiêu dùng trong nước.
4. Tập trung đầu tư vốn và kĩ thuật.
5. Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
     A. 1                               B. 2                               C. 3                               D. 5
Câu 6: (TH) Theo Hiệp ước Bali (2-11976), yếu tố nào không nằm trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN?
     A. Tôn trọng độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
     B. Không can thiệp vào công việc nội bộ.
     C. Không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực với nhau.
     D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 7: (VDC) Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở những quốc gia châu Á nào đã cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi?
     A. Việt Nam, Lào, Campuchia                           B. Ấn Độ và Trung Quốc          
     C. Việt Nam và Trung Quốc.                             D. Các nước Tây Á.
Câu 8: (NB) Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
     A. Đã hoàn toàn kết thúc.                                  B. Bước vào giai đoạn kết thúc
     C. Diễn ra vô cùng ác liệt.                                  D. Bùng nổ và ngày càng lan rộng.
Câu 9: (NB) Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã
     A. Trở thành khuôn khổ để phân chia thế giới.
     B. Làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới
     C. Đã dẫn tới sự ra đời của trật tự hai cực Ianta.
     D. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới.
Câu 10:
Câu 16: (VDC)Yếu tố nào không phải là thách thức của nước Nga dưới thời Tổng thống B. Enxin?
     A. Tình trạng không ổn định về chính trị.
     B. Sự tranh chấp quyền lực giữa tổng thống đương nhiệm và các thế lực phản động,
     C. Những cuộc xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai của vùng Trécxnia.
     D. Sự tranh cấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính - ngân hàng.
Câu 17: (NB) Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần
     A. Bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
     B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực
     C. Hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
     D. Duy trì hòa bình và cùng phát triển.
Câu 18: (NB) Ngày 19-2-1946, ở Ấn Độ đã diễn ra sự kiện lịch sử tiêu biểu nào gắn với phong trào đấu tranh chống thực dân Anh?
     A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Cancútta.
     B. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn công nhân ở Mađrát.
     C. Cuộc khỏi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Bombay.
     D. Cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Bombay.
Câu 19: (NB) Nhận định nào nói về biến đổi kinh tế các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
     A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
     B. Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến 38.
     C. Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
     D. Đưa Nhật Bản trở thành nước theo chế độ dân chủ đai nghị tư sản.
Câu 20: (NB) Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh chống kẻ thù nào để giải phóng dân tộc?
     A. Quân phiệt Nhật.                                           B. Thực dân Pháp        
     C. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.                      D. Chủ nghĩa phát xít và đế quốc Pháp - Nhật.
Câu 21: (VDC) Theo thỏa thuận của Liên Xô, Mĩ và Anh tại Hội nghị Ianta (2-1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của lực lượng (quốc gia) nào?
     A. Các nước phương Tây                                   B. Liên Xô
     C. Mĩ                                                                  D. Pháp.
Câu 22: (NB) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là
     A. Mĩ và Liên Xô vươn lên trở thành những cường quốc lớn.
     B. Thế giới chia thành hai phe: XHCN và TBCN.
     C. Hai phe XHCN và TBCN mâu thuẫn gay gắt với nhau.
     D. Mâu thuẫn giữa hai phe gay gắt dẫn đến Chiến tranh lạnh.
Câu 23: (VDC)Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được kí kết giữa:
     A. Mĩ và nhân dân Lào.
     B. Mặt trận Lào yêu nước với phái hữu Viêng Chăn
     C. Mặt trận Lào yêu nước với đế quốc Mĩ.
     D. Đế quốc Mĩ với các lực lượng ở Lào.
Câu 24: (NB) Ngày 26-1- 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa, đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của
     A. Đảng Cộng sản        B. Đảng Dân tộc           C. Đảng Dân chủ            D. Đảng Quốc đại.
Câu 25: (TH) Hiệp định Giơnevơ (7/1954) đã công nhân các quyền dân tộc cơ bản nào của Lào?
     A. Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
     B. Chỉ công nhận địa vị hợp pháp của lực lượng kháng chiến,
     C. Trao trả độc lập cho Lào.
     D. Chỉ công nhân hai vùng tập kết là Mường Sài và Phong xa lì.
Câu 26: (NB) Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
     A. Trùng trị các hoạt động gây chiến tranh.       B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
     C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.             D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường
Câu 27: (NB) Sau ngày giành độc lập, trong công cuộc xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thi hành chính sách đối ngoại
     A. Chạy đua vũ trang.
     B. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
     C. Liên minh chặt chẽ với các nước tu bản trên thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.
     D. Tham gia các khối quân sự.
Câu 28: (TH) Yếu tố nào không nằm trong bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?
     A. Nhiều nước trong khu vực giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế.
     B. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và thất bại
     C. Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều
     D. Thành công của Khối thị trường chung châu Âu và tổ chức thống nhất châu Phi
Câu 29: (VDT) Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
     A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.              B. Thắng lợi của cách mạng Ê-cua-đo.
     C. Thắng lợi của cách mạng Cuba.                    D. Thắng lợi của cách mạng Braxin.
Câu 30: (NB) Trước sức ép của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobátton” chia đất nước thành hai quốc gia trên cơ sở
     A. Tự trị                        B. Độc lập                     C. Tôn giáo                     D. Toàn vẹn lãnh thổ
Câu 31: (NB) Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến cuối thập niên 9 của thế kỉ XX, ASEAN đã phát triển thành 10 nước. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh:
     A. Xây dựng một Cộng đồng ASEAN để nó có vị thế cao hơn và hiệu quả hon.
     B. Giải quyết vấn đề “Campuchia” để cải thiện hơn quan hệ giữa hai nhóm nước.
     C. Hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
     D. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
Câu 32: (VDT) Trong ba thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ, mà trước hết là
     A. Công nghệ điện tử                                         B. Công nghệ sinh học
     C. Công nghiệp chế biến                                    D. Công nghệ thông tin và viễn thông.
Câu 33: (VDC) Hãy sắp xếp các thành tựu sau theo đúng trình tự thời gian mà Ấn Độ đã đạt được trong công cuộc xây dựng đất nưóc sau ngày độc lập.
1. cách mạng chất xám
2. cách mạng xanh.
3. phóng vệ tinh nhân tạo.
4. thử thành công bom nguyên tử.
5. phóng vệ tinh địa tĩnh.
     A. 2, 4, 3, 1, 5               B. 2, 4, 1, 3, 5               C. 2, 5, 1, 3, 4                 D. 2, 1, 4, 3, 5.
Câu 34: (NB) Bản Hiến pháp tháng 11-1993 của Nam Phi nhắn đến điều gì về chế độ phân biệt chủng tộc?
     A. Đó là di chứng của chế độ thực dân, đế quốc.
     B. Chính thức xóa bỏ Chế độ phân biệt chủng tộc.
     C. Tiếp tục duy trì Chế độ phân biệt chủng tộc.
     D. Manđêla trở thành Tổng thống của Nam Phi.
Câu 35: (NB) Hiệp đinh Viêng Chăn (21-2-1973) đề cập đến nội dung gì về Lào?
     A. Pháp công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào.
     B. Lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
     C. Mĩ trao trả độc lập cho Lào.
     D. Tình đoàn kết của Việt Nam với Lào.
Câu 36: (VDC) Vì sao trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ỏ Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
     A. Do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.         B. Là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
     C. Có quan hệ với chủ nghĩa thực dân.             D. Là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
Câu 37: (TH) Có mấy nội dung đúng khi nói về thành tựu đạt được trong Chiến lược kinh tế hướng nội ở các nước thuộc nhóm nước sáng lập ASEAN?
1.  phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp.
2. sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.
3. góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.
4. phát triển một số ngành chế biến, chế tạo.
5.  góp phần xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.
     A. 2                               B. 3                               C. 4                               D. 5
Câu 38: (NB) “Năm châu Phi” (1960) gắn với sự kiện:
     A. 27 nước châu Phi tuyên bố độc lập.              B. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
     C. 17 nước châu Phi giành được quyền bảo hộD. 17 nước châu Phi tuyên bố tự trị.
Câu 39: (NB) Trước sức ép của phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giói thứ hai, thực dân Anh buộc phái nhượng bộ, hứa
     A. Sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobátton”.
     B. Sẽ trao quyền tự quản theo “Phương án Maobáttơn”.
     C. Sẽ trao trả độc lập cho Ản Độ thông qua thương lượng.
     D. Sẽ thương lượng với Đảng Quốc Đại.
Câu 40: (NB) Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
     A. Mĩ Latinh                 B. Đông Phi                  C. Đông Bắc Á             D. Đông Nam Á.
 
Đáp án
l.C 2.C 3.C 4.C 5.B 6.A 7.C 8.B 9.D 10.C
ll.B 12.B 13.B 14.A 15.C 16.B 17.B 18.C 19.C 20.A
21.D 22.B 23.B 24.D 25.A 26.C 27.B 28.D 29.C 30. c
31.C 32.D 33.A 34.B 35.B 36.D 37.B 38.B 39.A 40.A
 
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội bao gồm:
- Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ.
- Chi phí cao dẫn tới tham nhũng, quan liêu phát triển.
- Đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
Sai lầm và chú ý: Đáp án c không phải là hạn chế của Chiến lược kinh tế hướng nội bởi vì kết quả của chiến lược này là đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến,chế tạo. Với Malaixia, sau kế hoạch 5 năm (1966 - 1970), miền Tây đã tự túc được lương thực, miền Đông giảm nhập khẩu gạo,...
Câu 2: Đáp án C
Yếu tố quan trọng đưa đến sự mở rộng thành viên gồm hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á (đến năm 1999) là do các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
Nước Thời gian giành độc lập Thòi gian tham gia ASEAN
Inđônêxia 17-8-1945 8-8-1967
Việt Nam 2-9-1945 28-7-1995
Lào 12-10-1945 7-1997
Philippin 4-7-1946 8-8-1967
Miến Điện 4-1-1948 7-1997
Campuchia 9-11-1953 1999
Mã Lai 31-8-1957 8-8-1967
Xingapo 3-6-1959 8-8-1967
Brunay 1-1984 1984
 
Chỉ sau khi giành được độc lập thì các nước Đông Nam Á mới có điều kiện để tham gia liên kết khu vực.
Sai lầm và chú ý: không cần nhó rõ chính xác mốc thời gian các quốc gia tham gia ASEAN mà chí cần nhớ đặc điểm chung.
Câu 3: Đáp án C
Näm 1975, hòa theo thắng lợi cuủ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Việt Nam, từ tháng 5 đến tháng 12, quân và dân Lào đã nổi dậy giành chính quyền trong Cả nuớc.
 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Viêt Nam thắng lợi đã cổ vũ và tạo điều kiện cho cách mạng Lào tiến hành giành chính quyền thắng lợi hoàn toàn
Sai lầm và chú ý: điều kiện khách quan từ bên ngoài tác động vào phong trào giải phóng dân tộc thường là cổ vũ cho phong trào đó. Vì Lào là một trong ba nước Đông Dương, đều bị thực dân Pháp xâm lược nên cách mạng Việt Nam thắng lợi sẽ tạo điều kiện cho cách mạng Lào tahứng lợi
Câu 4: Đáp án C
Nước Thời gian giành độc lập Thời gian tham gia ASEAN
Inđônêxia 17-8-1945 8-8-1967
Việt Nam 2-9-1945 28-7-1995
Lào 12-10-1945 7-1997
Philippin 4-7-1946 8-8-1967
Miến Điện 4-1-1948 7-1997
Campuchia 9-11-1953 1999
Mã Lai 31-8-1957 8-8-1967
Xingapo 3-6-1959 8-8-1967
Brunay 1-1984 1984
 
Sai lầm và chú ý: Không nhớ các mốc thời gian quan trọng
Câu 5: Đáp án B
Nội dung về chiến lược kinh tế hướng nội ở các nước thuộc nhóm nước sáng lập ASEAN bao gồm:
- Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
- Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
Sai lầm và chú ý: Không nhớ hết được những nội dung chính của chiến lược hướng nội
Câu 6: Đáp án A
Hiệp ước Bali (2-11976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Không sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực với nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội
Sai lầm và chú ý: nhầm lẫn giữa nguyên tắc của Hiệp ước Bali với nội dung các hiệp định khác (Hiệp định Giơnevơ hoặc Pari)
Câu 7: Đáp án C
Những nhân tố khách quan tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại Châu Phi…
- Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại Châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Châu Phi
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở Châu Phi
Sai lầm và chú ý: dựa vào địa lí để suy đoán
Câu 8: Đáp án B
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn sắp kết thúc, nhiều vấn đề được đặt ra cho các cường quốc Đông minh
ÞMột hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945 với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
Sai lầm và chú ý: dễ nhầm lẫn các mốc thừoi gian vứoi nhau, thường nhầm lẫn giữa đáp án A và B
Câu 9: Đáp án D
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường gọi là trật tự hai cực Ianta
Sai lầm và chú ý: Nếu không nhớ kiến thức sgk, cần suy luận để tìm ra đáp án
Câu 10: Đáp án C
 
A B
1) 23-8-1945 a. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
2) 3-1946 b. Thực dân Pháp trửo lại xâm chiếm Lào
3) 20-1-1949 c. Quân giải phóng nhân dân Lào được thành lập
4) 22-3-1955 d. Đảng nhân dân Lào được thành lập
5) 1-12-1975 e. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập
Sai lầm và chú ý:
Không nhớ các mốc thời gian và nội dung tương ứng hoặc nhầm lẫn giữa các sự kiện với nhau
Câu 11: Đáp án B
Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia do Xuhanuc làm Quốc vương. Tháng 10-2004, Quốc vương Xuhanuc thoái vị, Hoàng tử Xihamôni lên kế hoạch, trở thành Quốc vương của Campuchia
Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: vua, Hội đồng tôn vương, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp Þ Campuchia là quốc gia theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến.  
Sai lầm và chú ý: Không nhớ nội dung hiến pháp, suy đoán nhưng không chính xác
Câu 12: Đáp án B
Vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan) trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực Đông Nam Á là thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản
 Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ.
Sai lầm và chú ý: Nhầm với đáp án D nếu không nhớ hoặc suy luận không chính xác
Câu 13: Đáp án B
Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước Mĩ Latinh sớm giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ thế kỉ XIX, nhưng ngay sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ
Sai lầm và chú ý: Lẫn lộn giữa tên nước thực dân thống trị ở các khu vực Á, Phi, Mĩ Latinh
Câu 14: Đáp án A
Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắtt thành hai miền do: theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh ở Hội nghị Ianta (2-1945), bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai khu vực để giải pháp quân đội Nhật; ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 38. Quân đội Liên Xô sẽ đóng tại phía Bắc vĩ tuyến 38, còn phía Nam là quân đội Mĩ. Song việc thành lập chính phủ chung cho cả hai nước không được thực hiện. Đất nước Triều Tiên đã bị chia cẳt thành hai miền, lập nên hai quốc gia riêng biệt, thù địch lẫn nhau
Còn sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ trong bối cảnh chiến tranh lạnh nguyên nhân hai miền Triều Tiên không được thống nhất. Sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ làm cho việc xúc tiến thành lập chính phủ chung của hai miền Nam – Bắc Bán đảo Triều Tiên không được thực hiện
Sai lầm và chú ý: Nhầm với đáp án B và C
Câu 15: Đáp án C
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào (thành lập 22-3-1945), cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Lào diễn ra trên cả ba mặt trận: quân sự - chính trị - ngoại giao và giành được nhiều thắng lợi
Sai lầm và chú ý: Nhầm các lĩnh vực với nhau
Câu 16: Đáp án B
Thời tổng thống En-xin (1992-1999)
+ Về đối nội: Đối mặt với hai thách thức lớn
Tình trạng không ổn định về chính trị do sự tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính – chính trị và do đòi hỏi dân chủ hóa của nhân dân
Những cuộc xung đột sắc tộc, nội bậ là phong trào li khai của vùng Trec-xni-a. Những lực lượng li khai đã tiến hành nhiều vụ khủng bố nghiêm trọng, gây nên nhiều tổn thất nặng nề
+ Về đối ngoại:
Trong những năm 1992-1993, Nga theo đuổi chính sách định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây với hi vọng giành được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. Nhưng sau hai năm, nước Nga chỉ nhận được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi. Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang định hướng Âu - Á, trong khi vẫn tranh thủ phương Tây phải khôi phục và phát triển quan hệ vưới các nước trong khu vực Châu Á (các nước SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…)
Sai lầm và chú ý: Nếu không có kiến thức ngoài sgk thì khó có thể làm đúng được câu này
Câu 17: Đáp án B
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập. Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Sai lầm và chú ý: Mục tiêu của ASEAN sử dụng từ ngữ thể hiện khác so với xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Câu 18: Đáp án C
Năm 1946, ở Ấn Độ đã xảy ra 848 cuộc bãi công. Tiêu biểu là cuộc khỏi nghĩa của 2 vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay (19-2-1946) chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng được sự hưởng ứng của các lực lượng dân tộc
Sai lầm và chú ý: Nhầm với các cuộc đấu tranh khác cũng ở năm 1946 hoặc 1947 ở Ấn Độ như: Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân ở Cancútta (2-1947); cuộc nổi dậy của quần chúng ở Cancútta, Mađrát,…
Câu 19: Đáp án C
Sau khi thành lập, các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế. Trong nữa thế kỉ XIX, khi khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong bốn “con rồng” kinh tế ở châu Á thì Đông Bắc Á có ba (Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan), còn Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trong những năm 80-90 của thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ nhanh và cao nhất thế giới.
Sai lầm và chú ý: Chọn đáp án thể hiện chung nhất về tình hình các nước Đông Bắc Á, các đáp án A, B, D đều chỉ nói về một quốc gia tiêu biểu
Câu 20: Đáp án A
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được đâọc lập dân tộc, haowcj giải phóng được phần lớn lãnh thổ
Sai lầm và chú ý: Có thể nhầm với đáp án B
Câu 21: Đáp án D
Theo thỏa thuận Hội nghị Ianta, các vùng còn lại (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây, trong đó Việt Nam vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của Pháp. Tuy nhiên, sau 9-3-1945, Đông Dương thuộc quyền quản lí của Nhật, Pháp không còn dính líu gì đến vấn đề Đông Dương
Sai lầm và chú ý: Dễ nhầm với đáp án A
Câu 22: Đáp án B
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được xác lập. Đó là trật tự thế giới hai cực Ianta với đặc trưng nổi bật là thế giới chia thành hai phe: XHCN và TBCN, do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đặc trung hai cực- hai phe đó là nhân tố hàng đầu chi phối nền kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX
Sai lầm và chú ý: Dễ nhầm đáp án C và D
Câu 23: Đáp án B
Trước những thắng lợi liên tiếp của các lực lượng cách mạng Lào, đặc biệt là thắng lợi ở cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng, Áttapu, Xalavan, cao nguyên Boolaven, đường 9, Mỹ và tay sai ở Lào buộc phải chấp nhận đàm phán với lực lượng cách mạng Lào. Cuộc thương lượng ở Viêng Chăn bắt đầu từ tháng 10 năm 1972, giữa một bên là đại biểu các lực lượng yêu nước Lào, thay mặt cho mặt trận Lào Hắc Xạt và một bên là đại biểu chính phủ Viêng Chăn
Qua năm tháng đàm phán, do lực lượng yêu nước có lập trường đúng đắn, thái độ kiên trì, thiện chí và đã cố gắng hét sức để giải quyết hòa bình về vấn đề Lào, ngày 21-2-1973, tại Viêng Chăn, hai bên đã kí kết Hiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào, gọi tắt là Hiệp định Viêng Chăn 1973
Sai lầm và chú ý: Cần đọc thêm để mở rộng kiến thức về những sự kiện quan trọng
Câu 24: Đáp án D
Không thỏa mãn với quy chế tự trị của thực dân Anh, Đảng Quốc đại do G.Nêru đứng đầu lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948-1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa
Sai lầm và chú ý: Không nhớ kiến thức có thể nhầm với đáp án A
Câu 25: Đáp án A
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ (7/1954) được kí kết đã công nhân độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào
Sai lầm và chú ý: Hiểu được các quyền dân tộc cơ bản là gì và bao gồm những gì
Câu 26: Đáp án C
Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc
Sai lầm và chú ý: Các đáp án A, B, D là hoạt động của Liên hợp quốc, không phải mục đích
Câu 27: Đáp án B
Về chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau ngày giành độc lập: Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ngày 7-1-1972, Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Sai lầm và chú ý:Đáp án B thể hiện chính sách ngoại giao tích cực, khác hẵn với các đáp án còn lại
Câu 28: Đáp án D
Bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN bao gồm:
- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển
- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và sự thất bại là không tránh khỏi
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau
ð yếu tố không nằm trong bối cảnh ra đời của tổ chức ASEAN là thành công của Khối thị trường chung châu Âu và tổ chức thống nhất châu Phi
Sai lầm và chú ý: Cần nắm chắc hết tất cả các nhân tố đưa đến sự ra đời của ASEAN, có thể suy luận dựa vào hoàn cảnh thực tế của các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập
Câu 29: Đáp án C
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phi đen Cátxtơrô
Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi
 Cách mạng Cuba là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sai lầm và chú ý:
Nhớ được sự kiện đầu tiên haowcj tên quốc gia đầu tiên lật đổ chế độ độc tài Batixta, giành độc lập
Câu 30: Đáp án C
Trước sức ép của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobátton” chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của người theo hồi giáo. Ngày 15-9-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập
Sai lầm và chú ý: Dễ nhầm với đáp án A
Câu 31: Đáp án C
Năm 1999, Campuchia được kết nạp vào ASEAN, từ 5 nước sáng lập ban đầu đến năm 1990, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
Sai lầm và chú ý: Dễ nhầm với đáp án D
Câu 32: Đáp án D
Ấn Độ đang có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên thành các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới
Sai lầm và chú ý: Dễ nhầm với đáp án A
Câu 33: Đáp án
1. cách mạng chất xám (những năm 90 của thể kỉ XX)
2. cách mạng xanh. (giữa những năm 70 của thể kỉ XX)
3. phóng vệ tinh nhân tạo (1975)
4. thử thành công bom nguyên tử (1974)
5. phóng vệ tinh địa tĩnh (2001)
Sai lầm và chú ý: Đọc thêm kiến thức ngoài sgk để mở rộng hiểu biết
Câu 34: Đáp án B
Ngay tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ Chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)
Sai lầm và chú ý: Liên hệ với các cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt hủng tộc tại Nam Phi
Câu 35: Đáp án B
Sau khi đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ, đến đầu những năm 70 vùng giải phóng của Lào đã được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ. Từ thắng lợi này, cùng với việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1-1973), các phái ở Lào đã thỏa thuận kí Hiệp đinh Viêng Chăn (21-2-1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
Sai lầm và chú ý: Dễ nhầm lẫn với nội dung của Hiệp định Pari về Việt Nam
Câu 36: Đáp án D
Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới chính thức được thiết lập và tồn tại kéo dài đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân Tộc (the National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lí và được xây dựng thành luật để quản lí các nhóm người trong xã hội
Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỉ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ
Ngày 8 tháng 6 năm 1996, bản hiến pháp mới được phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lí cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ
Sai lầm và chú ý:
Nên đọc thêm kiến thức ngoài sgk để bổ sung kiến thức về những sự kiện quan trọng
Câu 37: Đáp án B
Thực hiện chiến lược hướng nội, các nước sáng lập ASEAN đã đạt được một số thành tựu
- sản xuất đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước.
- phát triển một số ngành chế biến, chế tạo.
- góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.
Sai lầm và chú ý: Không nhớ hết kiến thức
Câu 38: Đáp án B
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là Năm châu Phi gắn với 17 nước được trao trả độc lập.
Câu 39: Đáp án A
Trước sức ép của phong trào đấu tranh ở Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “Phương án Maobátton” chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixtan của người theo hồi giáo.
Sai lầm và chú ý: Có thể không nhớ tên của phương án này
Câu 40: Đáp án A
Cùng với những hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”
Sai lầm và chú ý:
Nhớ đặc điểm nổi bật của từng khu vực, có sự đối chiếu vưới các khu vực, châu lục khác để dễ nhớ.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ Jun88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ ok365
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ https://iwin20.com/
iwin ⇔  ⇔ https://iwin683.com/ ⇔ ko66
bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔  ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ 
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ SV66 ⇔
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ j88
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://wellensteyn.com.co/ ⇔ https://classictvhits.com/
https://bet88.football/ ⇔
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây