1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệpCâu hỏi: Những việc làm nào chứng tỏ nhà Lý rất quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp? Nhà Lý rất quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp: Nhà nước đã cố gắng trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp như: tổ chức
“lễ cày tịch điền”, đi xem dân gặt hái, khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, tiến hành đắp đê ngăn nước lụt bảo vệ mùa màng, đào vét kênh mương đưa nước vào ruộng, cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp với những biện pháp rất chặt chẽ.
Câu hỏi: Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa như thế nào? Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa: biểu hiện sự quan tâm của nhà vua đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Với tâm thức
“... không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo”.
Câu hỏi: Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển? Nền nông nghiệp thời Lý phát triển là do cả nhà nước và nhân dân cùng đẩy mạnh, chăm lo sản xuất nông nghiệp:
- Hằng năm vào mùa xuân, các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền.
- Nhà Lý khuyến khích khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đồng thời cho đắp đê phòng ngập lụt.
- Nhà Lý ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệpCâu hỏi: Cơ sở nào tạo thuận lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý? - Nhờ sự cố gắng của Nhà nước và nhân dân trong việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển, mùa màng được đảm bảo hơn, do đó thu hoạch đều đặn hơn. Đời sống của người dân ổn định.
- Đất nước độc lập, hoà bình và ý thức dân tộc được nâng cao.
-> Đó chính là cơ sở cho sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời nhà Lý.
Câu hỏi: Tháng 2/1040, “Vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nước Tống nữa”.(Đại Việt sử kí toàn thư)Qua việc làm của vua Lý em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó? Vì sao vua nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống? Qua đó cho ta thấy do nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa lúc bấy giờ phát triển, có nhiều thợ thủ công dệt gấm vóc rất khéo tay (được vua dạy cho).
- Việc vua nhà Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống thể hiện ý thức tự chủ, nghề dệt của ta đã phát triển nên không cần phải mua lụa, gấm của nhà Tống nữa.
Câu hỏi: Qua hình 23 (trang 45, SGK) “Bát men ngọc thời Lý” em có nhận xét gì về nghề làm đồ gốm ở nước ta thời bấy giờ? Qua hình
“Bát men ngọc thời Lý”, chúng ta nhận thấy nghề thủ công cổ truyền làm đồ gốm phát triển mạnh, đạt đến trình độ kĩ thuật cao, hoa văn trang trí trên lòng bát tinh tế, mềm mại, bát được tráng men ngọc thể hiện trình độ kĩ thuật điêu luyện.
Câu hỏi: Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý tà gì? Ngoài các nghề thủ công cổ truyền như: làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấỵ, nghề in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, thời kì này nghề thủ công phát triển đạt trình độ cao nhờ bàn tay của những thợ thủ công tài giỏi tạo dựng nên những công trình rất nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).
Câu hỏi: Trung tâm buôn bán với nước ngoài tấp nập và sầm uất nhất thời nhà Lý là ở đâu? Trung tâm buôn bán với nước ngoài tấp nập và sầm uất nhất thời nhà Lý là ở Vân Đồn (Quảng Ninh), vì nơi đây có vị trí tự nhiên thuận lợi cho tàu bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.
Câu hỏi: Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta thời đó như thế nào? Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta thời đó rất phát triển. Nông nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển, đặc biệt là các nghề thủ công cổ truyền sản xuất ra nhiều hàng hoá có chất lượng tốt, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển. Từ đó, cả 2 bên thấy cần thiết phải có sự trao đổi mua bán hàng hoá cho nhau.
Câu hỏi: Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Nông nghiệp phát triển: mùa màng tươi tốt, thu hoạch được nhiều -> đời sống nhân dân ổn định -> tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Thủ công nghiệp phát triển, hàng hoá càng nhiều và có chất lượng tốt -> nhu cầu cần trao đổi giữa các nước với nhau là điều tất yếu sẽ xảy ra -> thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.